Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Chiều 14/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo trực tuyến “Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, du lịch nông thôn nói chung khá đa dạng với các loại hình du lịch nông thôn chủ đạo là: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo của 37 tỉnh, thành phố cho thấy, có 73 tuyến du lịch có dẫn khách đến các điểm du lịch nông thôn, có 365 điểm du lịch nông thôn.
Du lịch nông thôn chủ yếu quy mô nhỏ, do các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác cung cấp. Hiện nay, mô hình tổ chức du lịch nông thôn chủ yếu mang tính chất tự phát. Một số địa phương có mô hình quản lý du lịch cộng đồng như: Quảng Trị, Đồng Tháp, Bến Tre… và hiện, chưa có chính sách tổng thể cho phát triển du lịch nông thôn ở cấp quốc gia.
Các chính sách phát triển chủ yếu là lồng ghép vào các chương trình phát triển và các chính sách đặc thù của từng địa phương.
Ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, để phát triển du lịch nông thôn cần có chủ trương, cơ chế và chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Đó là, các chính sách về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý du lịch nông thôn, hỗ trợ du lịch nông thôn, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn…
Để quản lý du lịch nông thôn, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về điểm du lịch cộng đồng, trang trại du lịch, du lịch nông nghiệp và tiêu chuẩn dịch vụ du lịch nông thôn; vận hành hệ thống công cụ đánh giá, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn.
Sản phẩm du lịch được xây dựng cũng cần đảm bảo 3 yếu tố: đa dạng, đặc sắc và gia tăng giá trị. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển, hình thành các các sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương; đổi mới sáng tạo cho điểm đến và kết hợp nông nghiệp trong du lịch nhằm quảng bá, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Cùng đó là phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), quảng bá sản phẩm OCOP.
Hiện hai Bộ đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Đề án góp phần đưa xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và chất lượng; nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng thương mại dịch vụ; tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch vào kinh tế nông thôn.
Mục tiêu cụ thể của đề án đến năm 2025 là hoàn thành quy hoạch mạng lưới điểm du lịch nông thôn; có ít nhất 200 dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có ít nhất 10% sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh đó, có ít nhất 50% làng nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn…
Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, du lịch nông thôn là xu thế của thời đại. Việt Nam có điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển loại hình du lịch này. Đề án cần làm rõ các khái niệm, bổ sung tiêu chuẩn du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Lâm Đồng có các điểm du lịch đã có thu nhập gấp từ 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần nên mục tiêu đặt ra của đề án gấp 2 lần còn thấp. Đề án cũng cần làm rõ việc có hay không lưu trú trong du lịch nông thôn.
Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc quản lý du lịch thuộc cấp huyện trở lên và nếu phát triển du lịch nông thôn thì cấp quản lý cần mở rộng. Bên cạnh đó, cần xác định là làm du lịch trong nông thôn chứ không phải nông thôn làm du lịch để tránh những tác động sau này. Cùng với đó là có sự chuyển đổi số trong du lịch nông thôn.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn; trong đó, có du lịch cộng đồng phát triển rất lớn. Nhiều địa phương đã có mô hình du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống, thu nhập người dân nông thôn, đặc biệt là Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… Các mô hình không chỉ đem lại kinh tế mà bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, an sinh xã hội ở các địa phương.
Để tránh việc lợi dụng du lịch nông nghiệp đất để chuyển mục đích sử dụng đất hay phát triển không đúng mục đích, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, vấn đề là cần phát triển nhưng phải quản lý được. Thứ trưởng mong muốn các địa phương, đơn vị tiếp tục góp ý cho đề án này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Huyện Thanh Oai và Phúc Thọ của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới
06:16' - 02/04/2021
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký các quyết định công nhận huyện Thanh Oai và huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nhận 3 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
21:48' - 18/01/2021
3 thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) vừa chính thức được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
12 địa phương có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới
19:59' - 31/12/2020
Hết năm 2020, cả nước có 5.506 xã (chiếm 62% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu gắn với điểm nổi trội của từng địa phương
12:23' - 30/12/2020
Các huyện đã xây dựng và tự đề xuất được Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với điều kiện, đặc điểm nổi trội của từng địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
22:00' - 02/06/2023
Ngày 2/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Một số khu vực phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp
21:53' - 02/06/2023
Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Tp Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
21:32' - 02/06/2023
Mục tiêu đến năm 2030 thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại...
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
21:27' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vừa ký Quyết định số 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo này.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030
21:26' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đảm bảo thông quan nhanh hàng nông sản
20:35' - 02/06/2023
Trong những ngày qua hàng hóa xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai khá thuận lợi, không có hiện tượng bị ùn ứ tại khu vực cửa khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Tống Thanh Hải được giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
19:46' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 627/QĐ-TTg giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đối với ông Tống Thanh Hải.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối hợp tác giữa Lào Cai với các địa phương của Nhật Bản
19:01' - 02/06/2023
Ngày 2/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp cho địa phương kiểm tra, giám sát cơ sở vật chất của đơn vị đăng kiểm
17:58' - 02/06/2023
Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong phạm vi địa phương và các đơn vị đăng kiểm thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới.