Định vị kinh tế và xu hướng chiến lược của các nước Nam Bán cầu
Tạp chí Tri thức thế giới số 23/2023 đăng bài viết của Giáo sư Giang Thụy Bình tại Học viện ngoại giao Trung Quốc với tựa đề: “Định vị kinh tế và xu hướng chiến lược của các nước Nam Bán cầu”. Nội dung bài viết như sau:Việc mở rộng thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Nam Phi đã một lần nữa thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với khu vực Nam Bán cầu.Sức mạnh, địa vị và ảnh hưởng của Nam bán cầu đang ngày càng tăng, nhưng thời gian gần đây khu vực này lại gặp phải nhiều lực cản đối với sự phát triển, làm chậm tiến trình trỗi dậy. Do đó, với tư cách là cơ chế hợp tác quan trọng nhất, việc mở rộng BRICS sẽ giúp tăng cường hơn nữa năng lực thúc đẩy cải cách ở cả bên trong và bên ngoài.Tiến bộ vượt bậcTrong một thời gian dài, kinh tế toàn cầu luôn bị chi phối bởi các nước phát triển hay các nước Bắc Bán cầu. Năm 2000, các nền kinh tế Bắc Bán cầu chiếm 79% nền kinh tế toàn cầu tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa và 65% tính theo ngang giá sức mua, trong khi các nước Nam Bán cầu chỉ chiếm lần lượt là 21% và 35%.Tuy nhiên trong thế kỷ mới, các nước Nam Bán cầu ngày càng trở nên nổi bật hơn về lợi thế tăng trưởng, sức mạnh kinh tế không ngừng gia tăng, có tiềm năng thay thế các nước Bắc Bán cầu để trở thành chủ thể toàn cầu.Năm 2000-2022, quy mô kinh tế của các nước Nam Bán cầu tăng 4,9 lần tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong khi quy mô trung bình toàn cầu và Bắc Bán cầu chỉ tăng lần lượt 1,9 lần và 1,1 lần. Tỷ trọng Nam Bán cầu trong tổng số toàn cầu tăng gấp đôi từ 21% lên 42%.Tính theo ngang giá sức mua, quy mô kinh tế của các nước Nam Bán cầu bắt đầu vượt các nước Bắc Bán cầu vào năm 2007. Đến năm 2022, quy mô kinh tế của các nước Nam Bán cầu đã chiếm đến 58% kinh tế toàn cầu, trong khi quy mô nền kinh tế các nước Bắc Bán cầu giảm giảm xuống còn 42%.Tương ứng, tỷ trọng và địa vị của các nước Nam Bán cầu trong các khía cạnh quan trọng khác như thương mại toàn cầu, đầu tư quốc tế, dự trữ ngoại hối và thực lực tài chính cũng đang tăng nhanh chóng.Là đại diện của các cường quốc ở Nam Bán cầu, việc tăng cường sức mạnh kinh tế của các nước BRICS thậm chí còn thu hút sự quan tâm hơn. Tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước BRICS đã tăng vọt từ 2.767,2 tỷ USD vào năm 2002 lên 25.845,39 tỷ USD vào năm 2022, tương đương mức tăng 8,3 lần trong 22 năm, tỷ trọng trong kinh tế toàn cầu cũng tăng từ 8,1% lên 25,8%, tăng 17,7 điểm phần trăm.Trong thời gian này, với tư cách là các nước lớn ở Bắc Bán cầu, GDP của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chỉ tăng 98,2%, tỷ trọng trong kinh tế toàn cầu giảm 21,2 điểm phần trăm, từ 64,9% xuống còn 43,7%. Tính theo ngang giá sức mua, tổng GDP của các nước BRICS hiện đã vượt các nước G7. Những trở ngạiMặc dù các nước Nam Bán cầu ngày càng có khả năng thay thế các nước Bắc Bán cầu trở thành “chủ thể” toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là những nước này có thể trở thành “chủ đạo” toàn cầu trong cùng thời điểm, đồng bộ, đồng đẳng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: