Định vị Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Nâng tầm giá trị hàng Việt
Trước cơ hội và thách thức mới của những năm tiếp theo, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã yêu cầu Ban tổ chức giải thưởng Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh cùng những đơn vị liên quan đảm bảo mục tiêu hàng đầu là xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, đủ năng lực dẫn đầu ngành và cạnh tranh trên thị trường.
Đặc biệt, giải thưởng Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh phải bảo chứng giá trị cho hàng Việt vươn tầm thị trường toàn cầu, chứ không dừng lại ở thị trường nội địa bằng đa dạng giải pháp trọng tâm, trọng điểm phù hợp từng ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
*Phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, các doanh nghiệp cùng chính quyền thành phố đã vượt qua thách thức, đạt được kết quả tăng trưởng khá trong năm 2023 và cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Đây là nỗ lực rất đáng trân trọng và là tiền đề thực hiện thành công những kỳ vọng cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển của thành phố qua từng năm. Bước sang năm 2024, lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh mong muốn cộng đồng doanh nghiệp thành phố bám sát hai chủ trương lớn của thành phố, đó là tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Tp. Hồ Chí Minh cũng đang khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng mô hình, phương thức kinh doanh mới; nâng cao hơn năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững để giữ vững thương hiệu với người tiêu dùng và đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường toàn cầu. Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan cũng đề nghị, doanh nghiệp Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh phải là nhóm doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đáp ứng với yêu cầu mới trên cơ sở hiện đại hóa công nghệ, sản xuất ra những sản phẩm sạch tuân thủ nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, tập trung thực hành Bộ tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm cách chuyển hóa những câu chuyên thương hiệu, sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng địa phương và phát huy giá trị thương hiệu thành phố mang tên Bác.
Trong phát triển và giữ vững thương hiệu, doanh nghiệp phải đặt tiêu chí về đổi mới - sáng tạo làm trọng tâm hàng đầu để theo kịp các xu hướng phát triển mới về chuyển đổi sạch - chuyển đổi xanh trong phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng nắm bắt các tiêu chuẩn về phát triển bền vững trong xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và thương hiệu. Theo ông Trần Hoàng, Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam, một thương hiệu muốn trở thành biểu tượng cần định hình rõ văn hóa doanh nghiệp và tiên phong dẫn đầu xu thế này, bởi đóng góp vào văn hóa ngành cũng như hội nhập vào nền văn hóa của nhân loại. Ngoài ra, một thương hiệu muốn trở thành biểu tượng nên cân bằng các yếu tố, gồm: đạo đức trong kinh doanh (giữ vững nguyên tắc cơ bản trong làm ăn); tính nhân đạo (xây dựng mối quan hệ khac hàng, đối tác, nhân sự...); thiên đạo (trách nhiệm xã hội, môi trường sống...). Hiện nay, thị trường ngày càng cạnh tranh với số lượng sản phẩm mới tung ra tăng qua từng năm, để thành công thì doanh nghiệp cần hiểu khách hàng, phân khúc thị trường. Với giải pháp hướng đến một số thị trường mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Kết quả khảo sát nghiên cứu của Kantar Media Việt Nam cũng cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên sản phẩm nội địa, truyền thông về nguồn gốc sản phẩm... nên quy trình sản xuất gắn với lợi ích cụ thể sẽ giúp thương hiệu thu hút người mua tốt hơn. Hơn thế nữa, đổi mới và số lượng người sử dụng có tỷ lệ thuận với nhau, dẫn đến những thương hiệu có hình ảnh luôn mới sẽ có cơ hội thu hút người tiêu dùng cao hơn. Do đó, bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Khối kinh doanh Kantar Việt Nam cho hay, đo lường sức khoẻ thương hiệu doanh nghiệp cần chú trọng những yếu tố gồm: mức độ nhận biết, tỷ lệ mua sắm và tiêu dùng, so sánh với sản phẩm thương hiệu cùng chủng loại trên thị trường... Đặc biệt, muốn tiến ra thị trường toàn cầu, doanh nghiệp phải chuẩn bị hành trang từ xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản, có tham vấn những đối tác tư vấn chuyên nghiệp. Theo một số chuyên gia chia sẻ, để nâng tầm giá trị thương hiệu Việt thì nên tập trung vào một trong những giải pháp hỗ trợ nhóm doanh nghiệp thuộc ngành mũi nhọn để tạo ra hệ sinh thái đi cùng nhau. Hiện nay, giới trẻ nói riêng và nhiều nhóm người tiêu dùng nói chung đang quay trở lại với thương hiệu Việt, nhất là những sản phẩm thể hiện được bản sắc dân tộc và đây là cơ hội cho thương hiệu nội địa khẳng định vị thế riêng.*Đưa thương hiệu nội ra quốc tế
Ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói chung và doanh nghiệp Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, với hỗ trợ của công nghệ và sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử, việc đưa sản phẩm ra thường không khó khăn như trước đây, nếu có sản phẩm chất lượng tốt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng như công bố, tiếp theo mới đến những khâu như tiếp thị, quảng bá, chào bán... Ngoài ra, muốn tạo sức bật cho thương hiệu cần có sản phẩm mang nhiều giá trị hơn và sản phẩm giá trị mới mang lại giá trị doanh thu cao nhằm tái đầu tư, đổi mới sáng tạo. Ngược lại, đơn vị sản xuất kinh doanh mãi mãi chạy theo con đường giá rẻ sẽ khó xây dựng và nâng tầm thương hiệu, nên cần có những câu chuyện, lồng ghép ý nghĩa vật liệu, kỹ thuật, giá trị bản địa... Theo đại diện Công ty cổ phần Cao su miền Nam - Casumina, doanh nghiệp này đã trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo nhưng luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững; trong đó, luôn xác định được thị trường điểm của mình ở đâu. Để đạt được thương hiệu như hiện nay, Casumina còn tập trung triết lý đảm bảo sản phẩm người tiêu dùng mong muốn, người tiêu dùng thích sử dụng; đồng thời, chú trọng tính nhân văn nên trong quản trị, vận hành, sản xuất, kinh doanh... đều hướng về con người. Đồng quan điểm, đại diện Công ty cổ phần Ba Huân chia sẻ, bí quyết thành công của doanh nghiệp là đổi mới công nghệ. Càng đầu tư đổi mới công nghệ, thương hiệu Ba Huân càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Trước diễn biến thị trường hiện nay, khi người tiêu dùng tập trung vào hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, Ba Huân luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đây cũng là một trong những định hướng giúp thương hiệu Ba Huân phát triển bền vững. Ở góc độ chuyên gia, ông Douglas Jackson, Giám đốc Điều hành, kiêm Người đứng đầu thị trường Việt Nam, Công ty tư vấn Alvarez & Marsal đánh giá, các thương hiệu Việt đều có rất nhiều tiềm năng để phát triển ra thị trường quốc tế. Theo đó, việc phát triển từ thương hiệu địa phương trở thành các thương hiệu thành công ở thị trường quốc tế cần đảm bảo những yếu tố cần thiết như thương hiệu phải có tầm nhìn quốc tế, mô hình quản trị và tài năng toàn cầu, phương pháp tiếp cận phù hợp và biết cách tối ưu hóa khi hoạt động ở thị trường quốc tế. Bà Trần Tuệ Tri, Cố vấn thương hiệu của Vietnam Brand Purpose cho rằng, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, đa dạng và độc đáo về mặt bản sắc nhưng chưa xây dựng được yếu tố thương hiệu một cách thống nhất, đồng bộ trên phạm vi và quy mô lớn. Điều này không chỉ khiến hàng hóa quốc gia mất đi lợi ích kinh tế trong cạnh tranh, mà còn lãng phí một kênh truyền bá văn hóa Việt ra thế giới. Nhận thức được vấn đề này, nhiều địa phương và chuyên gia đã nghiên cứu những sáng kiến nhằm tháo nút thắt này và khai mở tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam thông qua thương mại điện tử. Thương mại điện tử mở ra cho các mặt hàng Việt Nam nhiều cơ hội lớn, nhưng để đón nhận những cơ hội đó, về phía doanh nghiệp cần nghiên cứu bài bản trong nâng cao chất lượng ngay từ vấn đề thương hiệu. Đặc biệt, với bối cảnh thị trường khó khăn và nhiều doanh nghiệp phải rút lui, giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, đây cũng là cơ hội và thời điểm vàng để các thương hiệu Việt bắt đầu xây dựng, cũng như khẳng định vị thế mới. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn đối với hoạt động đa kênh bán hàng, nhất là xây dựng kênh kết nối trực tiếp người tiêu dùng; tận dụng marketing trên các nền tảng kỹ thuật số (như Google) nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh; củng cố năng lực hậu cần quốc tế, thanh toán xuyên biên giới, bán hàng và hậu mãi xuyên quốc gia. Điển hình, ở lĩnh vực lương thực - thực phẩm, cà phê Trung Nguyên đã có tầm nhìn trở thành thương hiệu cà phê toàn cầu ngay từ những ngày đầu, Vinamilk có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu khi đạt được sự cân bằng giữa việc địa phương hoá sản phẩm và tiêu chuẩn hoá quy trình sản xuất. Trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ, FPT đã có mô hình quản trị thu hút các nhân sự tài năng quốc tế. Viettel đã có chiến lược tối ưu hoá hoạt động thành công, lựa chọn đúng các thị trường ở Đông Nam Á và châu Phi để trở thành một trong những công ty truyền thông phát triển nhanh nhất toàn cầu.Định vị Thương hiệu Vàng Tp. Hồ Chí Minh - Bài 1: Từng bước xây dựng tiêu chí đánh giá độc lập
- Từ khóa :
- Thương hiệu vàng
- doanh nghiệp vàng
- chuyển dổi số
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2024
11:08' - 08/02/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 237/QĐ/BCT về việc phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
-
Bất động sản
Những giá trị “vàng” của thương hiệu bất động sản Geleximco
16:00' - 01/02/2024
Được quy hoạch tại các vị trí đắc địa và sở hữu hệ thống tiện ích hoàn hảo, những dự án mang thương hiệu Geleximco luôn là tâm điểm trên thị trường bất động sản.
-
Ô tô xe máy
BMW vượt Mercedes-Benz trở thành thương hiệu ô tô ngoại bán chạy nhất Hàn Quốc
08:34' - 01/02/2024
BMW Hàn Quốc đã vượt qua Mercedes-Benz Hàn Quốc để trở thành thương hiệu ô tô ngoại bán chạy hàng đầu tại Hàn Quốc trong năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42' - 27/11/2024
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.
-
DN cần biết
Phát triển song hành thị trường vốn và tín dụng xanh
14:03' - 27/11/2024
Sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức tiếp cận khiến nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.