Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đối diện với thiếu hụt dòng tiền
Theo báo Liên hợp buổi sáng, thiếu hụt dòng tiền là thách thức phổ biến mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Đông Nam Á đang phải đối mặt, với 53% SME đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam cho biết dòng tiền hiện nay của họ chỉ có thể duy trì hoạt động tối thiểu trong 6 tháng.
Báo cáo chi tiết chi tiêu doanh nghiệp năm 2023 do công ty dịch vụ tài chính YouBiz công bố ngày 18/1 nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của SME là hạ thấp chi phí vận hành, bao gồm thông qua tuyển dụng từ xa để tối ưu hóa chi phí lao động.
Trong số các nước châu Á-Thái Bình Dương muốn tuyển dụng từ xa nhiều hơn, Ấn Độ đứng thứ nhất, theo sau là Singapore và Australia. Một phần nguyên nhân thúc đẩy xu hướng này là các SME cũng muốn tuyển dụng tài năng chất lượng cao đồng thời tìm cách giảm chi phí tiền lương. Do đó họ chuyển sang thị trường toàn cầu để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Bản báo cáo này đã tổng hợp kết quả khảo sát của 160 nhà điều hành doanh nghiệp SME, đồng thời phân tích hơn 60.000 giao dịch thương mại từ 4.500 doanh nghiệp. Báo cáo nhấn mạnh, tiếp thị số bao gồm vận dụng các nền tảng tìm kiếm và truyền thông xã hội là công cụ cần thiết để nâng cao danh tiếng thương hiệu và thúc đẩy doanh số của SME. Các doanh nghiệp này nhận thức được giá trị của việc duy trì chi tiêu tiếp thị số, với 45% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đây là chi phí thường xuyên hàng tháng. Bên cạnh đó, hơn 60% SME đã áp dụng các công cụ số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và hạ thấp chi phí. Các công cụ được SME sử dụng hơn 6 tháng bao gồm phần mềm dịch vụ khách hàng (42%), phần mềm tiếp thị qua email (39%), công cụ hợp tác dự án hoặc nhiệm vụ (35%), phần mềm thương mại điện tử (39%) và tự động hóa tiếp thị (32%). Cùng với việc tái mở cửa biên giới và nới lỏng các quy định liên quan đến du lịch, các doanh nghiệp muốn nối lại du lịch để tham gia các hội nghị trực tiếp, tăng cường quan hệ kinh doanh với đối tác mới, cũng như nghiên cứu những thị trường mới có thể mở rộng. Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy do dịch bệnh khiến cho việc thiết lập quan hệ đối tác trên lĩnh vực mới, tăng cường sức bền kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến hàng hóa tiêu dùng trở nên cấp thiết hơn. Mặt khác, hơn 70% SME cho rằng, thanh toán toàn cầu là nhân tố then chốt để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục trong thời kỳ dịch bệnh. Những doanh nghiệp này cũng có ý định tiếp tục sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng hơn phương thức thanh toán toàn cầu, tăng thêm khách hàng xuyên biên giới và hợp tác với nhiều đối tác hơn. 56% doanh nghiệp được khảo sát cho biết thường sử dụng ngoại tệ để giao dịch, trong đó hơn 90% các giao dịch có giá trị từ 50.000 SGD (37.700 USD) trở lên. Trong số những khách hàng của YouBiz, ba ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất sau USD và SGD là euro, yen và ringgit. Điều này đồng nghĩa với việc các SME có thể nghiên cứu thiết lập hoặc mở rộng quan hệ hợp tác với những nhà cung ứng ở các thị trường này. Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, các SME thường ưa chuộng dịch vụ cho phép thanh toán nhanh chóng, an toàn và minh bạch. Về phương diện chi phí, tỷ giá hối đoái và chi phí liên quan đến thanh toán là nhân tố cân nhắc lớn nhất của doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn công nghệ tiếp tục cắt giảm lực lượng lao động
15:16' - 18/01/2023
Bloomberg News đưa tin Microsoft đã sẵn sàng cho việc sa thải thêm nhân viên trên toàn cầu, khi các tập đoàn công nghệ tiếp tục cắt giảm lực lượng lao động để vượt qua những khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.