Doanh nghiệp Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô thủy sản
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, ngày 22/6, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với chính quyền bang Kerala và Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản phẩm thủy sản Ấn Độ (MPEDA) tổ chức trực tuyến buổi giao thương, trao đổi thông tin thị trường - ngành hàng trong lĩnh vực thủy sản và sản phẩm chế biến.
Tham dự hội nghị, về phía Việt Nam có ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Văn Đức Phú, Phó Trưởng phòng xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư Nước ngoài cùng nhiều đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản tại Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ có ông K.S Sreenivas, Giám đốc Sở Thủy sản bang Kerala; ông Anil Kumar, Trưởng phòng Marketing, MPEDA; ông Alex Niman thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI); ông Ignatius Mandro, Giám đốc Cơ quan Phát triển Nuôi trồng Thủy sản, Kerala (ADAK) và đại diện một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản tại bang Kerala.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian qua đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong đó hoạt động xuất nhập khẩu nông sản được quan tâm chú trọng.
Đại sứ đã nhiều lần tới thăm bang Kerala và nhận thấy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Kerala và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thủy hải sản, không chỉ thương mại mà còn hợp tác nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm. Việt Nam và Ấn Độ đều là các quốc gia xuất khẩu thủy hải sản và các sản phẩm chế biến. Ấn Độ là nguồn cung cấp thủy sản đầu vào quan trọng cho ngành chế biến thủy sản của Việt Nam.
Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng thông qua hội nghị, các doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu thêm thông tin về thị trường, đối tác, qua đó hiện thực hóa và hình thành các mối liên hệ để triển khai hoạt động hợp tác.
Tại hội nghị, ông K.S.Sreenivas, Giám đốc Sở Thủy sản bang Kerala khẳng định, các tỉnh ven biển Việt Nam và bang Kerala có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trong kinh doanh, đầu tư sản xuất các sản phẩm thủy hải sản.
Ông cũng cho rằng các doanh nghiệp Ấn Độ cần phải học tập các doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa trong việc tạo ra các sản phẩm chế biến giá trị cao, đầu tư vào dây chuyền sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Trong khi các sản phẩm của Ấn Độ chỉ tăng khoảng 10% giá trị thì Việt Nam có những sản phẩm chế biến tăng thêm 35% giá trị.
Ông Anil Kumar, Trưởng phòng Marketing, MPEDA, đã trình bày khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Ấn Độ và chiến lược xuất khẩu trong thời gian tới.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ có nhiều tiềm năng mở rộng hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm thủy hải sản. Các doanh nghiệp Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến, gia tăng giá trị và xuất khẩu.
Chính phủ Ấn Độ đã cho phép các doanh nghiệp xin Giấy cấp phép sản xuất để thay thế Giấy phép nhập khẩu vệ sinh và Chứng chỉ không có mầm bệnh đối với hàng nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Ấn Độ đang đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng với trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ mới để nâng cao giá trị sản phẩm. Khi đó, Ấn Độ có thể nhập khẩu những nguồn nguyên liệu thô từ Việt Nam mà Ấn Độ không thể sản xuất hoặc sản xuất với chi phí cao hơn.
Một số đại biểu khác từ phía Ấn Độ đã cùng đưa ra quan điểm về những tiềm năng mà các doanh nghiệp hai nước có thể tập trung vào khai thác đó là hợp tác trong hoạt động chế biến, tăng giá trị sản phẩm thủy hải sản; đầu tư vào các cơ sở sản xuất chế biến, áp dụng những công nghệ tiên tiến để tăng giá trị sản phẩm.
Tới tham dự chương trình, ông Văn Đức Phú khẳng định hội nghị là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai bên tìm kiếm, trao đổi thông tin về sản phẩm, nhu cầu của mình. Ông cũng gợi ý Thương vụ về việc tổ chức chương trình gặp gỡ B2B để các doanh nghiệp trực tiếp trao đổi nhu cầu nhằm tìm kiếm các đối tác phù hợp. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều tỉnh của Việt Nam như Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Bình Dương,… rất mong muốn hợp tác với bang Kerala.
Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn tìm được đối tác tin cậy để nhập nguyên liệu chất lượng, giá cạnh tranh từ phía Ấn Độ.
Đáp lại ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Anil Kumar và ông Alex Niman đưa ra lưu ý các doanh nghiệp không nên kết nối thông qua trung gian, mà nên tìm kiếm thông tin về các đối tác phía Ấn Độ thông qua các kênh uy tín như MPEDA và SEAI.
Kết thúc hội nghị, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết sẽ sớm phối hợp với MPEDA và SEAI cùng các cơ quan liên quan để tổ chức chương trình xúc tiến B2B trực tiếp trong thời gian sắp tới nhằm giúp doanh nghiệp thủy sản hai nước có thể gặp gỡ, trao đổi về xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến, qua đó giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Australia và Việt Nam thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư
08:40' - 23/06/2022
Tại thành phố Sydney, Hội đồng Kinh doanh Australia - Việt Nam (AVBC) đã tổ chức hội nghị thúc đẩy cơ hội thương mại và đầu tư giữa Australia và Việt Nam.
-
DN cần biết
Kênh bán hàng online thay đổi chiến lược doanh nghiệp logistics
11:06' - 22/06/2022
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp từ 5 - 6% vào GDP, với tốc độ tăng trưởng đạt từ 15 - 20%.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.