Doanh nghiệp bán lẻ trong nước: "Đuối" đủ đường
Trong những năm gần đây, với sự "đổ bộ" ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ lớn của quốc tế vào Việt Nam giúp người dân được tiếp cận với kênh bán lẻ hiện đại, giá cả cạnh tranh, phong phú, đa dạng về sản phẩm.
Điều này đã và đang làm cho các nhà bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức và dần để mất thị phần vào tay các tập đoàn lớn nước ngoài nếu không đổi mới tư duy trong quản trị, quy mô, vốn để nâng cao sức cạnh tranh.
"Đuối" đủ đường
Với quy mô đầu tư 110 tỷ USD năm 2016 và dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Những thương hiệu nổi tiếng về bán lẻ như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)… đã không còn xa lạ đối với người tiêu dùng ở các đô thị lớn. Có thể thấy, sự “đổ bộ” của các tập đoàn bán lẻ lớn đã tạo sự sôi động cho thị trường bán lẻ Việt Nam, giúp người dân được tiếp cận với kênh bán lẻ hiện đại.
Theo sự phân tích của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp bán lẻ trong nước vừa yếu về vốn, quy mô lại nhỏ, khả năng quản trị thiếu chuyên nghiệp khiến cho sức cạnh tranh đã đuối lại càng thêm đuối.
Vì vậy, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài càng có lợi thế vượt xa và nhanh chóng thâu tóm thị trường.
Để tồn tại, doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải ứng dụng khoa học công nghệ mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn lực chuyên sâu... nhằm tìm hướng đi riêng và nâng sức cạnh tranh
Thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy, doanh số bán ra tại một điểm bán lẻ của khối doanh nghiệp nước ngoài cao gấp 7 - 8 lần so với doanh số một siêu thị nội địa.
Theo Ban kinh tế ngân sách HĐND Tp.Hà Nội, việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống sang mô hình trung tâm thương mại nhằm thu hút nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp của Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập và nó cũng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Cụ thể như tiến độ cải tạo, xây dựng đối với các chợ đã thực hiện chuyển đổi còn chậm do thiếu vốn hoặc năng lực doanh nghiệp còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh của các chợ nằm trong công trình hỗn hợp (chợ - trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng cho thuê…) vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được với tình hình thực tế.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, thu nhập giảm dẫn đến thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi, chỉ tập trung cho các hàng hóa thực sự thiết yếu.
Bên cạnh đó, hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, phát triển tự phát, không đồng đều, nhất là các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng... tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành nơi có nhiều lợi thế về thương mại.
Ở khu vực ngoại thành, sức mua thấp, thói quen mua sắm tại hệ thống thương mại hiện đại hạn chế nên khó mời gọi được các doanh nghiệp đầu tư.
Tăng khả năng cạnh tranh
Để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn vay ưu đãi, đặc biệt hỗ trợ các khóa học nâng cao kỹ năng quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ mới...
Tuy nhiên sự cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh phải ngay từ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SaiGon Co.op), Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tập đoàn Phú Thái... không ngừng phát triển hệ thống, áp dụng công nghệ mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông cho biết, hệ thống Co.opmart đang chạy thử một số hạng mục dựa trên nền tảng công nghệ như thanh toán tự động ở phân khúc cao, phát triển phục vụ đa kênh.Ngoài bán lẻ theo phương thức truyền thống, bán hàng qua kênh truyền hình, Co.opmart đang trong giai đoạn hoàn chỉnh kênh bán hàng online. Dự tính đến năm 2019 cụm này sẽ được đưa vào hoạt động.
Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc đối ngoại Big C Việt Nam chia sẻ, với hệ thống siêu thị Big C, tương tác qua mạng cộng đồng là bước đi chậm nhưng chắc để lắng nghe ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá thay đổi yêu cầu của khách hàng so với trước đây. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thành phố đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn nhằm mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp; chủ trì phối hợp với các đơn vị đề xuất thành phố đầu tư, cải tạo lại các chợ đã xuống cấp trầm trọng.Đồng thời, tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ và tăng cường thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ logistic trên địa bàn, trọng tâm là 2 dự án tại huyện Sóc Sơn và huyện Phú Xuyên.
Sở Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng.Cùng với đó là triển khai các khóa đào tạo, lớp tập huấn phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp kỹ năng quản lý, bán hàng, phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới... để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa hàng vào kênh bán lẻ hiện đại, cách nào?
17:22' - 30/06/2017
Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, muốn mở rộng thị trường, phát triển thị trường cần tăng cường hợp tác với các nhà thu mua có thương hiệu lớn, để phát triển thương hiệu riêng.
-
DN cần biết
Triển lãm bán lẻ và nhượng quyền quy tụ gần 270 doanh nghiệp
14:49' - 01/06/2017
Triển lãm năm nay thu hút sự tham gia của gần 270 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
-
Tài chính
Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khó có cơ hội trốn thuế?
12:07' - 31/05/2017
Hiện ngành Thuế vẫn đang tiến hành thanh tra các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, đến ngày 31/7/2017 Tổng cục Thuế sẽ công bố kết quả
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng 11,9%/năm
07:45' - 14/05/2017
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Kết nối chuyên gia, doanh nghiệp đầu tư cho cộng đồng startup
15:54' - 24/05/2025
Sự kiện “Khởi nghiệp và Đầu tư” nhằm kết nối chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp (startup), qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu, tạo ra giá trị thiết thực cho sự phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Thủy điện Hòa Bình Mở Rộng
10:54' - 24/05/2025
Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) cùng các đơn vị liên quan đã hạ đặt thành công bánh xe công tác (tổ máy 1) vào vị trí thi công tại dự án Thủy điện Hòa Bình Mở Rộng.
-
Doanh nghiệp
Chile và Tập đoàn Rio Tinto đầu tư hơn 3,4 tỷ USD cho khai thác mỏ
08:09' - 24/05/2025
Công ty khai thác khoáng sản quốc gia Enami của Chile và Rio Tinto, tập đoàn khai khoáng lớn thứ hai thế giới, sẽ đầu tư khoảng 3,425 tỷ USD để khai thác các mỏ muối ở vùng Atacama thuộc dãy Andes.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ "bật đèn xanh" cho Nippon Steel mua lại US Steel
08:04' - 24/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/5 đã chính thức lên tiếng ủng hộ thương vụ tập đoàn Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại US Steel, một trong những hãng thép lớn nhất của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Kết nối giao thương doanh nghiệp Huế với nhà phân phối TP. Hồ Chí Minh
16:17' - 23/05/2025
Nhằm mở rộng dư địa phát triển cho thành phố và các địa phương, TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác kinh tế - xã hội với nhiều vùng kinh tế trên cả nước; trong đó, có các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ.
-
Doanh nghiệp
EVN và TKV hợp tác đảm bảo cung cấp than ổn định cho các nhà máy điện
11:20' - 23/05/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng mua bán than năm 2024 và tình hình cung ứng than 4 tháng qua.
-
Doanh nghiệp
Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu
09:08' - 23/05/2025
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và VRG kết nối chuỗi giá trị để tăng trưởng xanh
21:22' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Petrovietnam và VRG đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai tập đoàn kinh tế nhà nước để cùng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
19:31' - 22/05/2025
Trong thời gian chưa dời đi, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với 5 lĩnh vực: xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thuế, đất đai và bảo vệ môi trường.