Doanh nghiệp châu Âu chịu tác động thế nào từ căng thẳng Mỹ-Trung?
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, các công ty châu Âu đang bị tác động bởi cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và rất ít doanh nghiệp tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ.
Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết trái ngược với hy vọng ban đầu của nhiều người, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington không có lợi cho các doanh nghiệp châu Âu. Phó Chủ tịch Phòng Thương mại EU Charlotte Roule nói: "Giờ đây căng thẳng thương mại được xem là một bất ổn nữa trong môi trường kinh doanh, vấn đề không thể được giải quyết trong 'một sớm một chiều' dù hai bên có đạt được thỏa thuận hay không". Theo kết quả khảo sát, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một trong những mối lo chính đối với các công ty châu Âu tại Trung Quốc (23%), sau các yếu tố như tăng trưởng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc (45%) và kinh tế toàn cầu (27%), và chi phí lao động gia tăng tại đất nước châu Á này (23%). Cuộc khảo sát trên được thực hiện vào tháng Một, khi căng thẳng thương mại xuyên Thái Bình Dương dịu xuống trước khi leo thang trở lại vào đầu tháng Năm, khi Mỹ và Trung Quốc lần lượt tăng thuế đối với hàng hóa của nhau. Nhưng ngay cả đầu năm nay, 25% các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc cho biết họ đã phải chịu hậu quả từ việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.Nhiều công ty châu Âu sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc và xuất khẩu đi toàn thế giới. Một bộ phận các doanh nghiệp này (6%) đã hoặc dự định sẽ chuyển sang nước khác ở châu Á hoặc châu Âu để tránh thuế của Mỹ.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp châu Âu chia sẻ quan điểm với Tổng thống Trump về những chỉ trích của ông đối với Bắc Kinh. Khoảng 20% các doanh nghiệp tham gia khảo sát phàn nàn về việc bị ép chuyển giao công nghệ vì lợi ích của đối tác Trung Quốc, cao gấp đôi so với mức ghi nhận hai năm trước. Hơn 50% số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho rằng việc bảo vệ tài sản trí tuệ bằng luật pháp của Trung Quốc là “chưa đủ”, và 45% cho biết họ bị “đối xử không công bằng” so với các công ty Trung Quốc. Phần lớn các công ty châu Âu cáo buộc các doanh nghiệp nhà nước và các công ty con được hưởng ưu đãi, với 62% cho biết các doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận tốt hơn với các dự án công. Bên cạnh đó, triển vọng của các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc cũng trở nên “u ám” hơn, khi chỉ có 45% tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong lĩnh vực của họ trong hai năm tới, so với mức 62% ghi nhận một năm trước. Khoảng 53% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hoạt động kinh doanh đã trở nên khó khăn hơn trong năm qua, trong khi tỷ lệ này một năm trước chỉ là 48%, trong đó “những quy định và quy tắc mập mờ” là trở ngại lớn nhất mà các doanh nghiệp này đưa ra. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tiếp cận mạng Internet, vốn được Chính phủ Trung Quốc giám sát và kiểm duyệt chặt chẽ, cũng là một yếu tố bất lợi đối với 51% các doanh nghiệp châu Âu tại nước này.Dù vậy, Trung Quốc vẫn là một trong ba điểm đến hàng đầu trên toàn cầu cho hoạt động đầu tư tương lai đối với 62% các doanh nghiệp trả lời khảo sát, tăng nhẹ so với năm ngoái. Trong khi 56% có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc trong năm nay.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có lúc tưởng như đi đến hồi kết nhưng giờ đây lại bất ngờ leo thang khi cả hai phía trả đũa nhau bằng các biện pháp tăng thuế. Chuyên gia Daniel Russel, Phó Chủ tịch Viện Chính sách thuộc Viện Châu Á, người từng là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Bắc Á và Thái Bình Dương dưới chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và là một trong các cố vấn của Tổng thống Obama đã có những nhận định riêng về căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này.Trao đổi với phóng viên TTXVN tại New York, chuyên gia Russel cho rằng tiến trình đàm phán đã diễn ra khá lâu và tín hiệu từ cả Mỹ và Trung Quốc đều cho thấy hai bên đã tiến rất gần đến việc đạt được thỏa thuận, đặc biệt sau chuyến công du tới Trung Quốc của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và sau đó là Phó Thủ tướng Lưu Hạc.
sang Mỹ. Các động thái này củng cố niềm tin rằng hai bên sẽ chốt được thỏa thuận và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tuyên bố kết thúc đàm phán, có thể là ở hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến sẽ diễn ra ở Osaka (Nhật Bản) cuối tháng Sáu.
Tuy nhiên, mọi suy đoán bắt đầu lung lay khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ trừng phạt Trung Quốc bằng việc tăng thuế. Theo chuyên gia Russel, sau động thái của Mỹ, đoàn đàm phán Trung Quốc vẫn quyết định sang Washington, cho thấy đàm phán đã tiến triển đáng kể với nhiều điều khoản được thống nhất và Trung Quốc thực sự muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trung Quốc sau đó đã rời bàn đàm phán sau một ngày rưỡi với thông điệp rằng Trung Quốc không chấp nhận đạt được thỏa thuận bằng mọi giá. Điều này cho thấy có những điều khoản trong thương thảo mà phía Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận.
Sau những diễn biến này, chuyên gia Daniel Russel vẫn tin tưởng chắc chắn hai bên sẽ tiếp tục đàm phán, trước mắt là ở cấp đại diện thương mại vì hai bên đều hiểu họ đã đầu tư quá nhiều cho việc đàm phán nên không thể dừng lại giữa chừng. Nhưng tiếp tục đàm phán cũng không có nghĩa rằng đàm phán sẽ đạt được kết quả thành công hay Tổng thống Trump có thể nhượng bộ.
Chuyên gia này nhận định Mỹ và Trung Quốc đã không hiểu nhau và tính toán sai. Tổng thống Trump là người rất khó đoán định. Còn Trung Quốc thì nghĩ rằng tại thời điểm này ông Trump rất cần đạt được thỏa thuận vì những lý do chính trị nên đã sẵn sàng cam kết tăng số lượng hàng sẽ mua từ Mỹ với ý nghĩ rằng như vậy sẽ có được thỏa thuận. Nhưng thực tế thỏa thuận thương mại mà phía Mỹ muốn đạt được còn phải gồm cả những cam kết thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc mà các đời tổng thống Mỹ trước đó đã nhiều lần kêu gọi tiến hành.
Ông Russel cho rằng nếu tiếp tục đàm phán, giữa hai nước vẫn sẽ tập trung ba vấn đề chính gồm thương mại, công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiếp cận công nghệ và các quy định luật lệ liên quan tới tính minh bạch và cuộc chiến xung quanh cơ cấu hệ thống, bởi cả hai bên đều muốn giành vai trò ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Theo ông, vấn đề cuối rất khó nếu không muốn nói là không thể giải quyết được. Theo chuyên gia này, việc thương thảo giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào tính toán chính trị của Tổng thống Trump nhằm chuẩn bị cho bầu cử sắp tới.
Ông Trump sẽ phải tính toán xem có nên tiếp tục đà căng thẳng xung đột với Trung Quốc và giờ là lúc làm sao để có được sự ủng hộ của giới sản xuất nông nghiệp, giới doanh nghiệp, và giới đầu tư chứng khoán của nước Mỹ - những người đã chịu thiệt hại nặng nề do hệ lụy của cuộc chiến thương mại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc dốc sức giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
18:44' - 20/05/2019
Để đối phó với mọi khả năng, Chính phủ Hàn Quốc đang dốc toàn lực nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới nền kinh tế trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Trung Quốc nhận định về cuộc chiến thương mại với Mỹ
18:23' - 19/05/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, giới chuyên gia Trung Quốc nhận định xung đột thương mại Trung - Mỹ, kéo dài hơn 1 năm qua, hiện đang trong giai đoạn căng thẳng nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Những “ngư ông đắc lợi” từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 17/05/2019
Các chuyên gia JETRO đã khẳng định nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục kéo dài thì chính Bắc Kinh và Washington mới là những người bị thiệt hại nặng nề.
-
Kinh tế Thế giới
Có hy vọng về những "bước lùi" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
20:08' - 16/05/2019
The Economist cho rằng hiện vẫn có hy vọng rằng cả Washington và Bắc Kinh sẽ có những bước lùi trong cuộc chiến này.
-
Kinh tế Thế giới
AFBF kêu gọi Mỹ sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
14:10' - 16/05/2019
Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ (AFBF) mới đây đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc do xuất khẩu sụt giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.