Doanh nghiệp chủ động trang bị kiến thức để đón bắt cơ hội từ Hiệp định RCEP
"Trong các Hiệp định thương mại tự do đã có trước đây, không ít sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài FTA mà không đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế. Giờ đây, Trung Quốc và Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam đều nằm trong Hiệp định RCEP nên vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan của RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết", bà Trang nhấn mạnh. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam bày tỏ mong đợi Hiệp định RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực, giúp mở rộng thị trường cho ngành dệt may. Theo đó, với một thị trường rộng lớn 2 tỷ dân sẽ tạo nên động lực để phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu dệt may của các quốc gia trong khu vực vào thị trường nội địa. Từ đó, giúp Việt Nam giải quyết được những thách thức do thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu dệt may mà các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết các cơ hội mà Hiệp định RCEP mang lại, theo ông Giang, cần sớm xây dựng giải pháp và chiến lược phát triển cho ngành dệt may giai đoạn 2030-2040. Theo đó, đề ra các khu vực, các ngành hàng sẽ là trọng tâm, trọng điểm để tập trung phát triển. Cùng với đó, tăng cường thêm đầu tư vào các khu công nghiệp hay các nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi trường… như 1 cách để đáp ứng các tiêu chuẩn mà Hiệp định RCEP đề ra. Là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu nội dung này, Luật sư Trần Văn Tiền, đại diện Văn phòng Luật sư Đồng Đội nhấn mạnh, cùng với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định RCEP sẽ tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực cải cách của Việt Nam theo hướng tiến bộ và tích cực hơn. Nhờ đó, môi trường đầu tư và kinh doanh dựa trên nền tảng cải cách và đổi mới thể chế sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Sẽ có nhiều động lực mới hơn nữa để thúc đẩy cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, qua đó, tăng cường và nâng cao hơn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, muốn tham gia được sân chơi "mở rộng" như thế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần nắm vững các quy định pháp lý để hạn chế các rủi ro và những nguy cơ tiềm ẩn khi ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều tranh chấp có tính quốc tế với các đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy, nhận thức pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế lại thiếu thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý, tư vấn về luật pháp quốc tế và trọng tài quốc tế. Từng có nhiều trường hợp, doanh nghiệp Việt Nam đi kiện những sự vụ có tính quốc tế lại bỏ lơ trọng tài quốc tế, đến khi có phán quyết xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng và thường là gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Vì lẽ đó, việc trang bị kiến thức về luật pháp quốc tế và kinh nghiệm tham gia, xử lý các sự vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với đa phần doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các vụ kiện hay tranh chấp thương mại để nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm cho chính mình. Cùng với đó, tìm hiểu cho kỹ, cho chính xác mọi thông tin của đối tác về mặt pháp lý về năng lực tài chính và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm...Mục đích là nhằm đảm bảo cho quá trình giao kết hợp đồng được đúng thủ tục pháp lý, đúng quy định pháp luật và hài hòa lợi ích của các bên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lo ngại bị "thụt lùi" sau khi châu Á hình thành RCEP
12:52' - 17/11/2020
Phòng Thương mại Mỹ bày tỏ lo ngại nước này đang thụt lùi sau khi 15 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ký kết Hiệp định RCEP, hình thành nên khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu Hiệp định Thương mại RCEP và CPTPP
11:24' - 17/11/2020
Hiện có 2 cơ chế có thể trở thành thiết kế cho mô hình hợp tác của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Hiệp định RCEP và CPTPP.
-
Kinh tế Thế giới
Đức đánh giá RCEP là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với EU
21:46' - 16/11/2020
Chính trị gia người Đức nhấn mạnh việc hoàn tất RCEP ở châu Á tạo ra một trung tâm quyền lực thương mại mới không có châu Âu và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.