Đức đánh giá RCEP là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với EU
Ngay sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết tại Hà Nội ngày 15/11, người phát ngôn chính sách đối ngoại của đảng đoàn Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong Quốc hội Đức, ông Jürgen Hardt đã ra thông cáo báo chí, trong đó cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) cần nhanh chóng thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do riêng, bởi RCEP chính là hồi chuông cảnh tỉnh đối với EU.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong thông cáo, ông Hardt nhấn mạnh việc hoàn tất RCEP ở châu Á tạo ra một trung tâm quyền lực thương mại mới mà không có sự tham gia của châu Âu và Mỹ.
Chính trị gia Đức cho rằng việc hình thành RCEP một phần do sự rút lui của Mỹ khỏi các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), động thái được xem là một trong những quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo ông, châu Âu phải coi việc hoàn tất RCEP là hồi chuông cảnh tỉnh và EU không thể tiếp tục trì hoãn thêm các cuộc đàm phán thương mại tự do, bởi với điều đó, các nước khác có thể đặt ra những tiêu chuẩn và châu Âu sẽ tụt lại phía sau.
Ông Hardt kêu gọi châu Âu nhanh chóng thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) vốn đã được đàm phán phần lớn nội dung, bởi thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao đáng kể các tiêu chuẩn chung về môi trường và do đó đáp ứng kỳ vọng của châu Âu không chỉ về mặt thương mại.
Bên cạnh đó, ông Hardt cũng kêu gọi các nước châu Âu nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện giữa EU với Canada (CETA) mà những tác động tích cực từ việc hiệp định tạm thời có hiệu lực đã được thấy rõ.
Theo ông, CETA cần phải nhanh chóng có hiệu lực đầy đủ để châu Âu có thể chuẩn bị tốt cho các cuộc đàm phán thương mại mới với Mỹ, đồng thời nên coi đây là một trong những ưu tiên của Đức và EU đối với tân Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, việc ASEAN cùng các nước đối tác ký kết RCEP tiếp tục được truyền thông Đức quan tâm đăng tải thông tin. Báo Neues Deutschland (Nước Đức Mới) ngày 15/11 bình luận thế kỷ của châu Á đã đến với việc hiệp định thương mại bậc nhất RCEP được ký kết.
Theo bài báo, thương mại nội khối châu Á - hiện đạt 26.200 tỷ USD, lớn hơn cả Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại - sẽ tiếp tục kéo trọng tâm của nền kinh tế thế giới về phía châu Á. Điều bất ngờ của hiệp định này là việc có sự tham gia của 3 cường quốc kinh tế gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi cánh cửa vẫn mở đối với Ấn Độ.
Theo báo FAZ (Toàn cảnh Frankfurt), RCEP cũng là một lời cảnh tỉnh đối với Mỹ, quốc gia đã rút khỏi TPP năm 2017. FAZ dẫn lời ông Jeffrey Wilson, Giám đốc Trung tâm USAsia ở Perth (Australia) nêu rõ RCEP là hiệp định thương mại quan trọng nhất kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập năm 1994.
Theo ông, RCEP có tầm quan trọng to lớn, tạo đà cho nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19 và quan trọng hơn, hiệp định này sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế và chiến lược khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhiều hãng truyền thông và các báo lớn khác của Đức (như hãng tin DPA, kênh truyền hình ARD, báo Handelsblatt,... ) cũng đưa tin về việc RCEP được ký kết, trong đó đều đi đến nhận định rằng hiệp định thương mại này sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chống lại các xu hướng bảo hộ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
RCEP sẽ tăng cường liên kết chuỗi cung ứng tại châu Á-Thái Bình Dương
20:23' - 16/11/2020
Liên đoàn các nhà sản xuất Malaysia (FMM) bày tỏ tin tưởng rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ giúp tăng đáng kể khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp Malaysia...
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Malaysia: Nên thành lập Ban thư ký RCEP và đặt trụ sở tại Việt Nam
17:47' - 16/11/2020
Giáo sư Malaysia Hoo Ke Ping cho rằng, các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nên thành lập Ban thư ký RCEP và đặt trụ sở tại Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Giới kinh doanh Nhật Bản kỳ vọng RCEP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư ở châu Á
16:04' - 16/11/2020
Nhật Bản kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời tăng cường các chuỗi cung ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đạt thặng dư thương mại cao nhất lịch sử
16:53'
Thặng dư thương mại của Indonesia đạt mức cao kỷ lục vào tháng Tư, vượt mức đỉnh trước đó vào tháng 10/2021, trong bối cảnh giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 40 năm
14:49'
Lạm phát giá tiêu dùng tại Anh đã tăng từ 7% trong tháng 3 lên 9% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1982.
-
Kinh tế Thế giới
Phần Lan, Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO
14:32'
Ngày 18/5, hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
13:20'
Ngày 17/5 (theo giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới gồm Intel, Apple, Google.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt kiều bào tại Hoa Kỳ
12:39'
Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 17/5 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, bang California, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
CNN: Mỹ đánh giá khả năng Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa
12:02'
Theo truyền hình CNN, Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong 48-96 giờ tới, đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden sắp công du châu Á theo kế hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Áo khẳng định không có ý định gia nhập NATO
09:48'
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định nước này sẽ duy trì trạng thái trung lập về quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định sẽ ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ III
09:47'
Nga sẽ không để xảy ra Chiến tranh thế giới thứ III, nhưng sẽ phản ứng ngay lập tức và rất mạnh trong trường hợp bị tấn công.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý I/2022
09:41'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý I/2022, nền kinh tế nước này tăng trưởng âm, chủ yếu do tác động tiêu cực của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.