Doanh nghiệp công nghiệp kỳ vọng tận dụng đà tăng trưởng sản xuất
Mặc dù thị trường giá cả đang bị tác động bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; số ca nhiễm COVID-19 cũng có xu hướng tăng khi các hoạt động gần như mở cửa hoàn toàn... nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không bị ảnh hưởng nhiều.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố trong tháng 3/2022 đã tăng 25,9% so với tháng 2/2022 và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2022, IIP trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tăng 1% so với cùng kỳ; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,2%... Báo cáo của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, ở nhóm ngành công nghiệp cấp II, có 20/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 tăng so với cùng kỳ.Một số ngành có chỉ số tăng cao như công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất thiết bị điện...
Có 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 tăng 5,4% so với cùng kỳ, bao gồm: ngành hóa dược tăng 18,9%; ngành cơ khí tăng 4,0%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 3,2%; chỉ có ngành sản xuất hàng điện tử giảm 12,9%.Với chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 của nhiều nhóm ngành nghề, lĩnh vực tăng, cộng đồng doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh kỳ vọng tận dụng đà tăng trưởng này để tiếp tục ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện nay Tp. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương mở cửa thị trường nội địa và quốc tế, cũng như thúc đẩy kết nối lại thương mại, đầu tư, du lịch... Là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp "phá băng" thị trường trong thời gian tới.
Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phúc sinh Group, với thị trường nội địa, khi đời sống kinh tế - xã hội trở lại trạng thái "bình thường mới" thì doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức.
Tuy cộng đồng doanh nghiệp Việt; trong đó, có doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng phương thức bán hàng trực tuyến (online) trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ, nhưng vẫn chịu sức cạnh tranh gay gắt từ những sàn thương mại điện tử trong bối cảnh sức mua trên thị trường sụt giảm.
Còn đối với thị trường xuất khẩu, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp Việt.Chính vì vậy, doanh nghiệp phải linh động đối với thị trường toàn cầu bằng cách đa dạng thị trường, mới có thể tận dụng được đà tăng trưởng sản xuất.
Bởi, điều kiện sản xuất trong nước đã được tạo thuận lợi hơn, chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất đang từng bước kết nối lại... nhưng nếu không bán được hàng thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quản trị và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của năm 2022.
Đồng quan điểm, bà Vưu Lệ Quyên, Tổng giám Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) cho rằng, trong giai đoạn bình thường mới, doanh nghiệp vẫn phải lắng nghe nhu cầu mới trong cả chuỗi sản xuất kinhdoanh lẫn người tiêu dùng.Từ đó, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với mô hình vận hành, nguồn nhân lực... bên cạnh những điều kiện thuận lợi từ cơ chế chính sách, cơ hội từ thị trường...
Điển hình, chuyển đổi số phục con người, nhưng nếu con người chưa có tư duy số thì hiệu quả ứng dụng công nghệ khó đạt được hiệu suất cao và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong vận hành doanh nghiệp thì tính hệ thống cực kỳ quan trọng và đó là tài sản lớn của doanh nghiệp.
Đồng thời, đây cũng là nền tảng cơ sở từng bước thay đổi tư duy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mang lại lợi ích thiết thực đối với quản trị doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư... trên địa bàn thành phố, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho hay, ngành công thương đang có kế hoạch tổ chức hàng loạt chương trình gặp gỡ, tham vấn, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cụ thể, mới đây Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thông qua đó, đại diện nhiều sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh đã giới thiệu thủ tục, quy trình đầu tư và cơ chế chính sách ưu đãi đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, Sở Công Thương và sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các nhóm Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài theo từng chủ đề riêng trong thời gian tới. Ngành công thương sẽ tập trung đẩy mạnh những vấn đề xúc tiến thương mại, đầu tư theo từng nhóm thị trường, nhóm hàng hóa (hữu hình lẫn vô hình) để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy hợp tác phát triển ở một số lĩnh vực như kinh tế số, thương mại điện tử, logistics, công nghiệp... Thống kê trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1-13/3/2022, Tp. Hồ Chí Minh đã cấp phép 8.477 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 140.134 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số giấy phép tăng 34,5% và vốn giảm 5,7%. Riêng khu vực công nghiệp, xây dựng, Tp. Hồ Chí Minh cấp phép 1.766 doanh nghiệp, tăng 38,9% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 38.155 tỷ đồng, giảm 42,6%; trong đó, nhóm ngành công nghiệp có 993 đơn vị với số vốn đăng ký đạt 30.700 tỷ đồng, giảm 44,1% về vốn so với cùng kỳ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại, dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh trên đà phục hồi nhanh
15:20' - 31/03/2022
Hoạt động thương mại, dịch vụ của Tp Hồ Chí Minh đang trên đà phục hồi nhanh và tăng trưởng trở lại sau khi dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt.
-
Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh tín dụng tăng trưởng ấn tượng trong quý 1
15:01' - 30/03/2022
Trong 3 tháng đầu năm 2022, tín dụng trên địa bàn dự ước tăng 3,65% so với thời điểm cuối năm 2021 và tăng 13,1% so với cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tiếp tục phân cấp tối thiểu 50% trên tổng số nhiệm vụ còn giữ lại
21:28'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện về việc tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15'
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13'
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41'
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22'
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57'
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.