Doanh nghiệp dệt may, da giày trước nỗi lo khan hiếm lao động
Tại buổi đối thoại, các ý kiến cho rằng, vấn đề kéo người lao động trở lại làm việc vẫn là bài toán khó với các doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may, da giày là hai ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam.
Dệt may có khoảng 2 triệu lao động công nghiệp (chiếm 25% lao động toàn ngành công nghiệp Chế biến chế tạo). Da giày cũng sử dụng khoảng 1,4 triệu lao động công nghiệp (chiếm 18,2%). Ngoài ra, còn có gần 1,5 triệu người kinh doanh thương mại và dịch vụ liên quan đến dệt may, da giày.
Đây cũng là hai ngành có kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Năm 2019 đã đạt gần 60 tỷ USD, chiếm trên 22% kim ngạch xuất khẩu cả nước; trong đó, dệt may đạt gần 39 tỷ USD và da giày đạt gần 20 tỷ USD. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay, từ đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc sau đó lan ra toàn thế giới, chưa bao giờ chuỗi cung ứng của hai ngành này phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn do gián đoạn nguồn cung nguyên phụ liệu và sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường chính.Năm 2020, là năm đầu tiên hai ngành có mức tăng trưởng âm khoảng 10% sau vài chục năm tăng liên tục, ở mức cao.
Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch COVID-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc làm. Riêng ngành dệt may lực lượng lao động tại khu vực này khoảng trên 1,2 triệu người chiếm gần 65% lao động toàn ngành. “Nhiều doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”; “một cung đường – hai điểm đến”, “4 xanh”... nhưng với chi phí xét nghiệm, chi phí sản xuất rất lớn và nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao, nên chỉ là giải pháp tình thế cho một bộ phận doanh nghiệp và không thể kéo dài.Phương án phòng chống dịch giữa các địa phương không thống nhất, nơi đóng - nơi mở, nơi chặt - nơi lỏng... cũng là nguyên nhân gây ách tắc khâu vận chuyển nguyên phụ liệu và hàng hóa xuất khẩu”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nói.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 8/2021 giảm 15,9% so với tháng 7/2021 và tháng 9/2021 tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021.
Đặc biệt, tâm lý lo sợ lây nhiễm cùng với đời sống khó khăn, do không đi làm, không có thu nhập, đã khiến hàng triệu người lao động rời bỏ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... về quê và không ít trong số đó là công nhân dệt may, da giày. Tại buổi đối thoại, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam cho hay, chuỗi cung ứng dệt may, da giày lại một lần nữa có nguy cơ đứt gãy không phải do yếu tố cung – cầu bên ngoài mà do chính yếu tố trong nước; trong đó việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp dệt may, da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất theo chủ trương mới của Chính phủ là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thay cho chủ trương “Không có COVID-19”.
Bà Xuân cho rằng, nếu chỉ phụ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu cũng như nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường nào đó, rủi ro sẽ rất lớn khi có biến động. Sắp tới chúng ta phải tìm cách nâng tỷ lệ chủ động nguồn cung để tránh phụ thuộc và hưởng lợi từ các FTA.Thứ hai, người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, nhất là đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Việc giữ chân người lao động, làm cho họ gắn bó với doanh nghiệp là giải pháp căn cơ mà mỗi doanh nghiệp phải làm; trong đó có các vấn đề cấp bách như tiêm vaccine, chế độ hỗ trợ...
Theo khảo sát từ Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động (ERC), có tới 62% lao động trong các ngành bị giảm thu nhập do bị giãn ca, làm việc không liên tục; độ chênh lệch phủ vaccine giữa các tỉnh miền Nam và miền Bắc – Trung cũng khá lớn. Lượng người lao động về quê khó tiếp cận với vaccine hơn; những hỗ trợ, trợ cấp chưa đến được tay người lao động… TS Đỗ Quỳnh Chi, đại diện ERC cho hay, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để người lao động di cư trở lại nhà máy. Để kéo người lao động trở lại làm việc trong giai đoạn phục hồi, cần phải tiêm vaccine cho người lao động; trong đó lưu ý tăng cường cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê. Ngoài ra cần có thể cân nhắc nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh, cho phép người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine làm việc bình thường… “Với doanh nghiệp, cần thường xuyên liên hệ với người lao động để nắm tình hình và hỗ trợ ngay khi cần thiết, thu xếp cho người lao động di cư về quê an toàn hay tiêm vaccine để họ sớm trở lại hoạt động sản xuất”, bà Chi nói…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang EAEU
13:10' - 07/10/2021
Bộ Công Thương vừa nhận công hàm của EEC thông báo hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu năm 2021 theo quy định tại VN-EAEU FTA.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây dựng bảy khu công nghiệp dệt may tích hợp quy mô lớn
07:30' - 07/10/2021
Theo kế hoạch, những bang sẵn sàng tiếp nhận các khu công nghiệp này sẽ phải đảm bảo khả năng kết nối đường bộ và cung cấp điện cho các khu công nghiệp.
-
Chứng khoán
Vi phạm trên thị trường, một công ty dệt may bị phạt 100 triệu đồng
14:37' - 04/10/2021
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Đầu tư và Phát triển TDT (mã chứng khoán: TDT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may sẽ khó khăn trong 3 tháng cuối năm
17:29' - 01/10/2021
Vitas dự báo 3 tháng cuối năm nay sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.