Doanh nghiệp dệt may thích ứng thế nào với dịch COVID-19?
Dệt may là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp bởi đại dịch COVID-19. Vượt lên những khó khăn, các doanh nghiệp dệt may ở Nghệ An vừa chủ động các biện pháp phòng chống dịch vừa tìm được những hướng đi phù hợp, thích ứng với các điều kiện mới và liên tiếp đón nhận tin vui khi đơn hàng dồi dào trở lại, đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp sản xuất từ nay đến cuối năm.
* Tín hiệu vui cho dệt may xuất khẩu Mặc dù dịch COVID- 19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng chuỗi cung ứng về nguyên liệu dệt may không bị đứt gãy. Trong 5 tháng đầu năm 2021 ngành dệt may Nghệ An đạt kim ngạch xuất khẩu 139 triệu USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Xu thế xuất khẩu của Nghệ An chủ yếu theo hướng gia công hàng hoá với các đơn hàng lớn đầy tiềm năng từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nên lượng hàng hoá vẫn tương đối ổn định.
Công ty cổ phần Tập đoàn An Hưng là một trong nhiều doanh nghiệp ký kết được các đơn hàng xuất khẩu đến tận cuối năm 2021. Nhờ đầu tư công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với trên 1.000 công nhân lành nghề đang khẩn trương may hoàn thiện những đơn hàng xuất khẩu đi các nước như Mỹ và Canada. Ông Đặng Việt Dũng, Trưởng phòng quản lý nhân sự Công ty cổ phần Tập đoàn An Hưng cho biết, hiện doanh nghiệp có rất nhiều đơn đặt hàng, tuy nhiên do thị trường đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu nên doanh nghiệp chỉ mới ký đơn hàng cầm chừng tới cuối năm tránh trường hợp phải bồi thường khi không giao hàng đúng cam kết. Tương tự, nhờ mở rộng quy mô sản xuất, máy móc thiết bị được đồng bộ nên hai năm trở lại đây, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Đạt không còn sản xuất nội địa mà chuyển hướng xuất khẩu lên đến hơn 90% lượng hàng hoá vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản. Anh Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Đạt cho rằng 3 đợt dịch trước đã tạo cho các doanh nghiệp tính thích ứng cao, luôn luôn cảnh giác và thường trực giải pháp, cũng như rèn cho người lao động thói quen mới trong thời đại dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may vẫn cần những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ. Với chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực may mặc ngày càng hấp dẫn, Nghệ An dần trở thành thị trường 'màu mỡ' không chỉ cho các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước mà còn ở một số nước trong khu vực tìm đến đầu tư.Ngoài 20 dự án đã đi vào hoạt động và dần mở rộng quy mô sản xuất, hiện tỉnh Nghệ An đang có 10 dự án đang tiến hành các thủ tục đầu tư để sớm đi vào hoạt động, sẽ mở ra nhiều triển vọng cho ngành may mặc xuất khẩu của nghệ An.
* Thực hiện mục tiêu kép
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, để ứng phó với dịch COVID-19, các doanh nghiệp ngành dệt may đang tập trung cao độ thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo đơn hàng cho đối tác. Công ty May Minh Anh Đô Lương là một trong hai nhà máy may công nghiệp có số lượng công nhân lớn nhất huyện Đô Lương với 4.600 công nhân, do đó kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh được đặt lên hàng đầu.Theo đó, công ty bố trí lực lượng đo thân nhiệt cho công nhân vào đầu giờ và cuối buổi làm việc, bố trí nước sát khuẩn, khẩu trang ngay tại cửa ra vào, tổ chức khử khuẩn mỗi tuần một lần toàn công ty, không cho phép tụ tập đông người, tổ chức khai báo y tế đối với tất cả cán bộ công nhân viên, cũng như khách ra vào.
Ông Ngô Trí Dương, Giám đốc điều hành nhà máy 2, Công ty May Minh Anh Đô Lương cho biết xác định an toàn sức khỏe cho công nhân viên và đảm bảo tiến độ sản xuất nên công ty luôn sát sao trong việc nhắc nhở người lao động tuân thủ nguyên tắc phòng dịch.Mỗi giờ một lần công ty tuyên truyền trên loa truyền thanh việc công nhân không tiếp xúc với người lạ và hạn chế tụ tập nơi công cộng.
Công ty đã trang bị đầy đủ cho người lao động các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch như cồn sát khuẩn, đeo khẩu trang y tế… đồng thời, liên tục tuyên truyền về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K của Bộ Y tế.
Nhờ thực hiện phòng chống dịch COVID-19 nên thời gian qua Công ty May Minh Anh Đô Lương đảm bảo an toàn cho công nhân và người lao động, duy trì tăng trưởng và ổn định sản xuất. Lãnh đạo công ty đã tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, ngành Y tế về phòng chống dịch đến các tổ đội sản xuất, xây dựng phương án phòng chống dịch đảm bảo mục tiêu kép. Thực tế cho thấy, các đợt dịch trước đã tạo cho các doanh nghiệp dệt may tính thích ứng cao, luôn luôn cảnh giác và thường trực giải pháp cũng như rèn cho người lao động thói quen mới trong thời đại dịch. Nên khi có đợt dịch thứ 4 này, mọi việc được triển khai nhanh chóng, nghiêm ngặt hơn. Nhiều doanh nghiệp dệt may bày tỏ, các đơn hàng xuất khẩu đều đã được ký kết cho tới gần hết năm 2021 bởi vậy họ rất lo lắng trong trường hợp xấu nếu dịch bệnh xảy ra, việc dừng sản xuất sẽ bị phạt hợp đồng, mất tiền gia công và mất uy tín với khách hàng.Bởi vậy, "phòng hơn chống", nhiều doanh nghiệp đã chủ động trang bị đầy đủ cho người lao động các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch như cồn sát khuẩn, khẩu trang…
Cùng với đó tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh được làm thường xuyên từ xưởng sản xuất đến các phòng ban. Mỗi doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phát huy tính tự chủ, linh hoạt trong chỉ đạo và sản xuất để vượt qua làn sóng dịch COVID-19 mới này. Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may ổn định sản xuất trong tình hình mới, ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, thời gian tới, tỉnh Nghệ An tập trung vào sản xuất những sản phẩm phục vụ ngành may, nhất là công nghiệp hỗ trợ của ngành may mặc để gia tăng giá trị trong ngành dệt may, như sản xuất khâu áo, chỉ may, khuy, các thiết bị phục vụ ngành may mặc.Tiến tới phát triển trung tâm thiết kế thời trang, đào tạo nhân lực cho ngành may mặc để tiến lên công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị.
Dệt may Nghệ An hiện cũng là ngành có lực lượng lao động lớn, với 25.000 lao động chủ yếu ở nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, có đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, với những lợi thế về Hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên phụ liệu sản xuất với chi phí hợp lý thì dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 330 triệu USD trong năm 2021 của tỉnh Nghệ An sẽ khả thi./- Từ khóa :
- doanh nghiệp dệt may
- dệt may
- nghệ an
- covid 19
Tin liên quan
-
Tài chính
Chính sách về nộp thuế có khiến doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó?
17:28' - 28/05/2021
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Nghị định 18/2021/NĐ-CP có nhiều điểm rõ ràng, minh bạch, song chính sách về nộp thuế khiến doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp cho doanh nghiệp dệt may vừa sản xuất và ứng phó với dịch COVID-19
14:58' - 27/05/2021
Hầu hết các doanh nghiệp đã ký hợp đồng tới quý III/2021, do đó, nếu vì phong tỏa, không có công nhân đi làm, sản xuất đình trệ, các hợp đồng đã ký không thực hiện được đúng hẹn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may miền Bắc bao tiêu sản phẩm xơ PSF của VNPOLY
08:09' - 19/05/2021
Sản phẩm xơ sợi tổng hợp PSF của VNPOLY được nhiều doanh nghiệp dệt may miền Bắc thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đồng ý bao tiêu sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
PC Hưng Yên khuyến cáo khách hàng tiết kiệm điện tránh hóa đơn tiền điện tăng cao
16:16' - 07/07/2025
Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.
-
Chuyển động DN
DNSE củng cố vị thế top 2 thị phần phái sinh
15:29' - 07/07/2025
Theo Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), DNSE tiếp tục mở rộng thị phần môi giới chứng khoán phái sinh trong Quý 2/2025, đạt mức 17,33% và giữ vững vị trí top 2 toàn thị trường.
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc tập trung 6 nhiệm vụ bảo đảm điện cuối năm
21:07' - 06/07/2025
Trước dự báo tháng 7–8 còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt, Tổng công ty tiếp tục kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
-
Chuyển động DN
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 – Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
12:20' - 06/07/2025
Theo ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc EVN, thời điểm hạ rotor là bước rất quan trọng. Khi hạ thành công rotor, quá trình tiến tới giai đoạn hòa lưới tổ máy sẽ được đẩy nhanh.
-
Chuyển động DN
EVNCPC tăng cường kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ
15:50' - 05/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, EVNCPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Vinatex chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
16:48' - 04/07/2025
Giai đoạn 2025 - 2030 tiếp tục là thời kỳ thế giới đối mặt với nhiều biến động. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08' - 04/07/2025
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05' - 04/07/2025
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59' - 04/07/2025
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.