Doanh nghiệp khẩn trương thiết lập cơ chế thích ứng
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 đã quyết định tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và giảm thuế đối ứng xuống 10% cho hơn 75 quốc gia. Chiều ngày 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Tại cuộc gặp này, hai bên nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, chính sách thuế của Mỹ khá phức tạp, hiện doanh nghiệp thành viên hiệp hội rất kỳ vọng vào những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời của Chính phủ, ngành chức năng. Cùng với đó, các doanh nghiệp ngành gỗ và sản phẩm về gỗ cũng cần nghiên cứu kỹ lại chiến lược thị trường, tận dụng cơ hội để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sao cho không bị ảnh hưởng lớn, ông Ngô Sỹ Hoài cho hay.
Trong bối cảnh mới và để ứng phó với những thách thức của chính sách thuế quan, đại diện các doanh nghiệp ngành may mặc, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, các doanh nghiệp Việt phải đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, bên cạnh những nỗ lực đàm phán cần đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể giảm dần thâm hụt thương mại với Mỹ; nỗ lực đẩy nhanh tiến trình ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới để khai thác các thị trường khác cũng rất tiềm năng như Canada là một điển hình. Bên cạnh đó, cần duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí như giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp...; hay tiếp tục giảm lãi vay, khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp...Đối với doanh nghiệp, Vitas cũng khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên đàm phán các đơn hàng tiếp theo với cách thức chia sẻ lợi ích, rủi ro trong toàn chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu đến nhà sản xuất, nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng; đồng thời tăng cường truy soát nguồn gốc, minh bạch thông tin nguồn cung nguyên phụ liệu. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm, Tổng thư ký, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam nhận định, trước mắt, không chỉ có thị trường Mỹ, Việt Nam có tới 16 hiệp định thương mại tự do với các nước; trong đó, hai hiệp định rất lớn là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như thị trường Anh. Vì vậy, việc tiếp tục đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu cũng như tận dụng các lợi thế của thị trường có hiệp định thương mại tự do vẫn là ưu tiên của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thách thức trên có lẽ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc quá trình sản xuất, tăng hiệu quả lao động, tiết giảm chi phí đầu vào. Bà Thanh Xuân cũng kiến nghị các bộ, ngành cần có chính sách tốt hơn, đặc biệt là những chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính, thuế, hải quan, giúp doanh nghiệp hoàn thuế nhanh hơn, các thủ tục hải quan thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những giải pháp như nhập khẩu nguyên liệu có sẵn ở thị trường Mỹ, sản phẩm da thuộc đang có thế mạnh, hay các công nghệ cao của Hoa Kỳ cho ngành sản xuất da giầy... nhằm giúp ngành da giày - túi xách cân bằng lại cán cân thương mại, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.Ông Ngô Sỹ Hoài cũng chia sẻ thêm về cách thích ứng và giải pháp mà các doanh nghiệp ngành gỗ đang triển khai. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang tập trung tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào đủ sức cạnh tranh để tiếp cận các thị trường tiềm năng hơn; tập trung phát triển hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chất lượng cao. Thêm nữa, doanh nghiệp đã nhanh chóng xem xét tăng các mặt hàng, sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là sản phẩm gỗ như gỗ xẻ, gỗ tròn và veneer... để cân bằng cán cân thương mại; đồng thời, thiết kế các giải pháp khác để phía Mỹ thấy được lợi ích cần hợp tác với Việt Nam… Không những thế, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tiếp cận các thị trường khác, nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Australia, châu Âu, Trung Quốc và các thị trường mới Trung Đông... Về lâu dài, doanh nghiệp gỗ Việt cần chuyển đổi mô hình kinh doanh từ chủ yếu gia công theo đơn hàng của nhà nhập khẩu (OEM), sang chủ động mẫu mã (ODM) và xây dựng thương hiệu (OBM) để tăng hiệu quả kinh doanh, ông Ngô Sỹ Hoài lưu ý.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc xoay trục xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ
14:37' - 13/04/2025
Một số doanh nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại Trung Quốc cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng nhất định từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhưng họ vẫn tự tin có thể vượt qua thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nỗ lực vượt cơn gió ngược
18:59' - 09/04/2025
Sau khi đạt kim ngạch xuất khẩu gần 103 tỷ USD trong quý I/2025, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái thì đầu quý II, xuất khẩu đã phải đối diện với khó khăn khi Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng tới 46%.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27' - 09/04/2025
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lũ lớn, lưới điện miền Tây Nghệ An bị ngập sâu
13:48'
Cơn lũ cuốn trôi đất đá, cây cối và làm cô lập nhiều trạm biến áp (TBA), khiến nhiều khu vực rơi vào tình trạng mất điện hoàn toàn.
-
Chuyển động DN
PC Hưng Yên tập trung khắc phục sự cố sau bão số 3
12:53'
Bão số 3 đã gây sự cố đứt dây điện và vỡ sứ cách điện tại nhiều tuyến đường dây 22 kV, 35 kV… gẫy đổ một số cột điện gây ra sự cố mất điện trên địa bàn nhiều xã.
-
Chuyển động DN
Viettel đảm bảo sóng viễn thông tại khu vực ngập lụt ở Nghệ An
11:14'
Tại Nghệ An Viettel đã mở roaming, liên thông sóng di động để người dùng của mọi nhà mạng có thể liên lạc qua sóng Viettel tại các khu vực bị chia cắt.
-
Chuyển động DN
TikTok đứng trước nguy cơ dừng hoạt động tại Mỹ
10:02'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết TikTok sẽ phải ngừng hoạt động tại Mỹ nếu Trung Quốc không chấp thuận thỏa thuận bán ứng dụng chia sẻ video ngắn này do công ty ByteDance sở hữu.
-
Chuyển động DN
Vinatex sáng tạo, đột phá, bứt tốc trong chất lượng tăng trưởng
11:27' - 24/07/2025
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, giai đoạn 2025 – 2030 là giai đoạn của các ý tưởng sáng tạo, đột phá, bứt tốc trong chất lượng tăng trưởng của ngành dệt may.
-
Chuyển động DN
Bosch cắt giảm nhiều việc làm do khó khăn và cạnh tranh
17:28' - 23/07/2025
Ngày 22/7, tập đoàn phụ tùng ô tô Đức Bosch thông báo kế hoạch cắt giảm 1.100 việc làm tại một cơ sở ở miền Nam nước Đức.
-
Chuyển động DN
Kiểm tra, đốc thúc chặng “nước rút” dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
20:34' - 22/07/2025
Việc lắp đặt thiết bị GIS, máy biến áp, hệ thống điện tự dùng… được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chạy thử không tải tổ máy và phát điện chính thức vào ngày 19/8/2025.
-
Chuyển động DN
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17' - 22/07/2025
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc vào vị trí ứng trực, bảo vệ hành lang lưới điện
21:14' - 21/07/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.