Doanh nghiệp không cần hỗ trợ tài chính, chỉ cần giảm thời gian và chi phí tuân thủ
Bao giờ doanh nghiệp nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19, đây là câu hỏi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đặt ra tại Hội nghị trực tuyến giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp, diễn ra ngày 19/5.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc triển khai các dịch vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp làm thủ tục để được hưởng gói hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19 còn chậm.Sau 1 tuần cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, mới tiếp nhận được 96 hồ sơ, trong đó có 2 hồ sơ chuyển cấp huyện, 31 hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội, 63 hồ sơ thiếu thông tin. Bộ trưởng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm rõ việc này.
Giải trình, bà Trần Thị Liễu, Trưởng phòng Kế hoạch thống kê, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho hay, quy trình hướng dẫn chưa được chính thức do liên quan đến báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp.Bộ đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính về mẫu biểu tài chính rút gọn để cơ quan chức năng thẩm định ấn định, thời hạn trả lời chậm nhất trước 10 giờ ngày 8/5, nhưng tới nay vẫn chưa có câu trả lời.
Thời gian thẩm định xác nhận cơ quan bảo hiểm đã được rút gọn chỉ trong 1 ngày làm việc, song đối với cấp huyện và cấp tỉnh mốc thời gian được giữ nguyên theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.Chính vì chưa có hướng dẫn chính thức nên Bộ không được tham gia trực tiếp trong quá trình xử lý hồ sơ, không biết tắc nghẽn ở đâu, vì sao.
“Theo đúng quy trình, khi nhận được hồ sơ về Cổng Dịch vụ công, chuyển về cấp huyện, sau khi thẩm định lại chuyển về Cổng, rồi chuyển về tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh ra quyết định danh sách người lao động và doanh nghiệp được hỗ trợ”, bà Liễu lý giải.
Trước vấn đề mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu về việc mỗi bộ, mỗi cơ quan phải có form mẫu làm sao để đơn giản hóa, giải quyết nhanh thủ tục, bà Trần Thị Liễu cho biết, Bộ đã thiết kế biểu mẫu tài chính rút gọn, không thể đơn phương đưa mẫu riêng.Bà Trần Thị Liễu đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm có ý kiến với Bộ Tài chính thống nhất mẫu biểu để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo Văn phòng Chính phủ.
Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan cho biết, trong việc này, Bộ Tài chính có chậm trễ như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thông tin. Hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất về quy trình để đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.Thời gian qua, một số doanh nghiệp kê khai hồ sơ chưa chuẩn nên phải bổ sung cho chuẩn. Hồ sơ nào chuẩn rồi, đã chuyển về huyện và qua Cổng Dịch vụ công quốc gia đều theo dõi được đang nằm ở đâu.
Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) Nguyễn Hải Minh chia sẻ, doanh nghiệp vướng mắc và sợ nhất là một thủ tục phải liên quan đến nhiều bộ, ngành, bởi lúc đó không biết bộ nào sẽ giải quyết được vấn đề cho mình.
Nêu lên câu chuyện thực hiện thủ tục trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, chuyên gia Phan Vinh Quang, Giám đốc Công ty MBI cho biết, “rất nhiều dịch vụ tôi cần lại không có. Ví dụ như tôi đăng ký dịch vụ xuất khẩu mã vạch cho công ty tôi nhưng không làm được. Trong lúc dịch COVID-19, chỉ xin 1 cái mã vạch tôi mất 2 lần chuyển tiền, 1 lần là chuyển phí, 1 lần phí đăng ký và 2 lần đến mới xin được mã vạch. Tôi phải chờ mất gần 1 tháng”.Theo ông, một số thủ tục vẫn phải làm bằng giấy, mất rất nhiều thời gian; thủ tục xin giấy lý lịch tư pháp trên Cổng thông tin của Bộ Tư pháp không thực hiện được.
“Tôi lên trực tiếp Sở Tư pháp Hà Nội, làm theo hướng dẫn xong chờ nửa tháng sau hồ sơ trả lại và nói rằng chưa đúng vì cần xác thực chữ ký. Sau đó, tôi phải nhờ dịch vụ, chi phí lớn hơn nhiều so với chi phí chính thức”, ông Quang kể. Theo ông Quang, trong dịch COVID-19, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, cực chẳng đã mới phải xin hỗ trợ từ Chính phủ. Nếu Chính phủ giúp cho doanh nghiệp được thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tập trung vào kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng và công ăn việc làm. Mong muốn có càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt các dịch vụ công được đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, ông cho biết, Thủ tướng đã nhắc đến virus trì trệ, thông qua Cổng Dịch vụ công này, doanh nghiệp sẵn sàng chỉ ra đâu, chỗ nào có những con virus trì trệ. “Nếu chúng tôi có những kênh như vậy, thì các anh sẽ phát hiện ra ngay con virus trì trệ. Đây chính là cách Chính phủ tận dụng chất xám của cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia để có một cuộc thi hay phong trào tìm kiếm con virus trì trệ. Nếu tìm ra con virus này sẽ vượt qua dịch COVID-19 tốt hơn rất nhiều. Doanh nghiệp không cần hỗ trợ tài chính mà chỉ cần giảm thời gian, giảm chi phí tuân thủ”, ông Quang nói. Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cũng bày tỏ mong muốn “Chính phủ là bà đỡ cho doanh nghiệp và người dân”. Hiện nay, đối với doanh nghiệp 100% đã khai thuế điện tử, nhưng giữa chỉ đạo và thực thi vẫn còn khoảng cách và khoảng cách ngày càng ngắn đi, điều này rất đáng phấn khởi.Trước đây, đi làm thủ tục về bảo hiểm xã hội, đến bộ phận một cửa để xếp hàng nộp hồ sơ rất đông, nhưng giờ không còn người xếp hàng nữa. Hai ngành thuế và bảo hiểm xã hội ứng dụng điện tử tốt nhất.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Cúc, hiện có những vấn đề muốn làm nhưng rất khó như đăng ký chữ ký số phải đầu tư 2 – 2,5 triệu đồng/chữ ký.“Bộ trưởng nói chúng ta chỉ cần 1 chữ ký số nhưng thực tế chưa phải như thế. Doanh nghiệp phải dùng 1 chữ ký để nộp thuế, 1 chữ ký để nộp bảo hiểm xã hội, 1 chữ ký để làm hải quan. Đặc biệt, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở 2 nơi trở lên buộc họ phải tự quyết toán. Muốn quyết toán thuế nộp trực tiếp trên mạng phải có chữ ký, mà mua chữ ký số 2,5 triệu đồng cho 1 lần quyết toán thì rất đắt”, bà Cúc dẫn chứng./.
>>>>Bộ Công Thương từng bước gỡ khó giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khuyến nghị cách doanh nghiệp làng nghề tiếp cận cơ hội từ EVFTA
16:02' - 19/05/2020
Sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước là yếu tố quan trọng giúp kiến tạo sức sống mới cho làng nghề, đem đến diện mạo mới, sức sống mới cho làng nghề trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng với thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp
15:56' - 19/05/2020
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Lưu ý doanh nghiệp khẩn trương đăng ký trực tuyến mã số tự chứng nhận xuất xứ
15:23' - 19/05/2020
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ cần khẩn trương đăng ký mã số REX trực tuyến theo hướng dẫn của VCCI trong thời gian sớm nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.