Doanh nghiệp kiến nghị nhiều điểm chưa phù hợp về kinh doanh xăng dầu
Theo họ, có nhiều quy định về quản lý xăng dầu chưa phù hợp, đặc biệt ở khâu bán lẻ khiến doanh nghiệp thua lỗ nặng nề trong thời gian dài. Từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn, ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.
* Giải quyết mức chiết khấu trong giá cơ sở Theo đơn kiến nghị của các doanh nghiệp bán lẻ, họ chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu, thương nhân phân phối để chiết khấu bao nhiêu cũng phải thực hiện. Kể cả sau 1, 2 năm thay đổi nhà phân phối khác cũng vẫn bị chèn ép chiết khấu. "Bởi nhà phân phối biết rằng nếu doanh nghiệp bán lẻ không lấy hàng của họ thì cũng không thể lấy hàng của nhà phân phối khác. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu. Trong khi Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, nhưng những sửa đổi, bổ sung của dự thảo không thay đổi được thực trạng của doanh nghiệp bán lẻ hiện nay”, đơn kiến nghị nêu rõ. Một điểm bất hợp lý khác là "Thương nhân phân phối cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ, làm chủ chuỗi cung ứng của chính họ. Họ được hưởng quyền lợi về giá (tính định mức lợi nhuận) và được lấy hàng ở nhiều nơi, chủ động được nguồn hàng khi tham gia thị trường. Họ có thể cắt chiết khấu cho khách hàng để giữ chân khách. Trong khi đó, doanh nghiệp bán lẻ mặc dù ký làm đại lý cho họ, nhưng không trực thuộc họ mà tự hạch toán doanh thu, lỗ lãi, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, không có chiết khấu cho khách dẫn đến mất khách hàng". Theo các doanh nghiệp bán lẻ này, khi giá tăng việc mua hàng thường bị nhà cung cấp từ chối bán, hầu hết là không giao hàng để tồn trữ, giữ lại hưởng chênh lệch giá, cho dù doanh nghiệp bán lẻ sắp hết hàng dẫn đến đóng cửa. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị nên ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để đảm bảo không có sự “Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”. * Phân biệt trong lấy nguồn hàng Theo các doanh nghiệp bán lẻ, sự bất công nhất trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là thương nhân phân phối cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ, nhưng được lấy hàng từ nhiều nơi. Trong khi đó, thương nhân bán lẻ chỉ được lấy hàng từ một nơi. Vừa qua, Bộ Công Thương rút giấy phép của một số doanh nghiệp đầu mối, phân phối xăng dầu, các doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng từ hệ thống phân phối đó đã bị đứt nguồn cung vì không thể xoay sở kịp thời. Doanh nghiệp bán lẻ muốn lấy hàng nơi khác phải thanh lý hợp đồng, xử lý, bồi thường các bảng biểu và logo liên quan, đăng ký giấy phép đủ điều kiện kinh doanh với Sở Công Thương địa phương... Tuy nhiên, vì do quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng ở một nơi nên nếu có chuyển qua nhà cung cấp khác một thời gian thì cũng bị chèn ép như vậy. Đặc biệt, thương nhân phân phối vừa được bán buôn, vừa được bán lẻ để cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ; đồng thời, được hưởng nhiều quyền lợi về giá bán buôn và chủ động nguồn hàng ở nhiều nơi. "Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định cho doanh nghiệp bán lẻ chỉ lấy hàng một nơi để quản lý chất lượng là không thuyết phục. Bởi, thương nhân phân phối lấy hàng ở 3 nơi, nhưng khi mua hàng về thì đổ chung vào một bể để dự trữ bán ra chứ không phân theo hệ thống bồn bể của từng công ty đầu mối nên hàng hóa luôn bị trộn lẫn nhau và dẫn đến cửa hàng bán lẻ của họ xăng, dầu cũng bị trộn lẫn nhau ở 3 nơi để bán. Vậy, lý do gì cùng là cửa hàng bán lẻ như nhau mà cửa hàng của doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy một nơi mà không cho lấy ở 3 nơi...", đơn kiến nghị đặt câu hỏi. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chỉ được mua hàng của một đầu mối, được thể hiện rõ trong giấy đủ điều kiện kinh doanh. Việc này tạo điều kiện cho thương nhân đầu mối có quyền đưa ra các quy định về chiết khấu không phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ. Từ đó, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ thấp, thậm chí là không có. Cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị được mua xăng dầu từ 3 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu và áp dụng đối với cả doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Liên quan đến việc sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, vấn đề quan trọng cần sửa đổi hiện nay là điều kiện kinh doanh xăng dầu theo hướng: Quy định thương nhân đầu mối hay thương nhân phân phối đến giai đoạn nào đó phải có bao nhiêu cửa hàng. Việc này sẽ giúp giải quyết được tình trạng thời điểm khó khăn thì thương nhân đầu mối “bỏ rơi” thương nhân phân phối và thương nhân phân phối lại “bỏ rơi” các cửa hàng, đại lý. Đồng thời, phải sửa đổi quy định về nhập hàng để tránh bị vỡ hệ thống, bởi quy định hiện nay thương nhân phân phối có thể lấy hàng ở bất kỳ đầu mối nào. Do vậy, lúc khó khăn về nguồn hàng họ chỉ lo các cửa hàng trong hệ thống của mình mà “bỏ rơi” các thương nhân phân phối không thường xuyên mua hàng. Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cũng đồng tình với đề xuất thương nhân phân phối được lấy hàng từ tối đa 3 thương nhân đầu mối. Tuy nhiên, ông khuyến nghị thương nhân phân phối phải đăng ký với đầu mối về sản lượng mỗi năm để đầu mối có trách nhiệm cung cấp đủ hàng. Ngoài ra, thương nhân phân phối cũng phải đăng ký hệ thống phân phối với đầu mối và có trách nhiệm với các cửa hàng bán lẻ của mình. Khi đó, các cấp từ đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ sẽ có trách nhiệm với nhau, dẫn đến có trách nhiệm chia hoa hồng cho nhau để giữ được hệ thống./.- Từ khóa :
- Xăng dầu
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhiều vi phạm qua kiểm tra, giám sát kinh doanh xăng dầu
16:47' - 02/02/2023
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện giám sát 683 lượt cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
-
Doanh nghiệp
Thu hồi giấy phép 6 thương nhân phân phối xăng dầu
09:47' - 02/02/2023
Sau khi thương nhân phân phối bị thu hồi giấy phép, các đại lý trực thuộc hoặc các thương nhân nhượng quyền bán lẻ phải tìm nhà cung cấp khác.
-
Hàng hoá
Quản lý thị trường tiếp tục giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
16:06' - 01/02/2023
Tổ công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương làm Tổ trưởng đã tiếp tục giám sát trên 50 cửa hàng xăng dầu tại địa bàn các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đóng điện dự án đường dây 220kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ và dự án Trạm biến áp 220kV Nghĩa Lộ
08:17'
Hai dự án sau khi hoàn thành giúp giải phóng công suất từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc.
-
Doanh nghiệp
BIC đẩy mạnh số hóa dịch vụ bảo hiểm
11:44' - 28/04/2025
Từ 26/4/2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.
-
Doanh nghiệp
Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ
08:06' - 28/04/2025
Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản
08:00' - 28/04/2025
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cập nhật kế hoạch khai thác tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
20:27' - 27/04/2025
Vietnam Airlines điều chỉnh kế hoạch khai thác toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC tiếp tục đóng điện thêm 4 công trình 110kV
10:24' - 27/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình lưới điện trọng điểm 110kV tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
-
Doanh nghiệp
Trạm biến áp 220kV KonTum được nâng công suất lên 500MVA
10:22' - 27/04/2025
EVNNPT cùng NPTPMB đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện công trình Nâng công suất Trạm biến áp 220kV Kon Tum từ 375MVA lên 500MVA.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Trung xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt
09:00' - 27/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ chủ động xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án lưới điện được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15' - 26/04/2025
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.