Doanh nghiệp loay hoay chuyển đổi số
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 và xác định tầm nhìn Việt Nam phải trở thành quốc gia số, đi tiên phong trong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng với Chương trình phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo thành những trụ cột quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từng nhiều lần nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ giúp đem lại một nền kinh tế thương mại minh bạch, hiệu quả; đặc biệt, giải quyết được vấn đề không để ai bị bỏ lại phía sau trong các hoạt động thương mại xuyên biên giới.Tuy nhiên, để quyết định việc chuyển đổi số thành công hay thất bại lại phụ thuộc rất lớn vào công nghệ - lĩnh vực chưa nhận được sự đầu tư xứng đáng với giá trị đem lại.
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi việc chuyển đổi số chỉ là phương tiện để trình diễn, hay là chi phí phải gánh chịu chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh.Ông Lộc cho biết, khi đề cập tới việc đầu tư, nâng cấp công nghệ để số hóa các hoạt động, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn giữ tư duy “sợ mất mát, ngại thay đổi”. Đó chính là rào cản lớn nhất cho chuyển đổi số của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Nhiều báo cáo của VCCI đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp nhưng trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp.
Có từ 80-90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là sản phẩm nhập khẩu; trong đó, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Điều đó khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng và gặp khó trong công cuộc chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Cisco System - Nhà cung cấp các giải pháp về sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp vừa thực hiện một nghiên cứu, đánh giá về chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Nghiên cứu được thực hiện với hơn 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Theo đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) ...Tuy nhiên, cũng đã có tới 18% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây, 12,7% đầu tư cho an ninh mạng và 10,7% doanh nghiệp đầu tư để nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dè dặt đổi mới và chưa đầu tư xứng đáng về công nghệ, theo Tiến sĩ Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) phân tích, là do chi phí cho hoạt động đổi mới công nghệ quá cao, dẫn tới các doanh nghiệp rất khó đáp ứng.Ngoài ra, cũng vì doanh nghiệp thiếu nhân lực đủ trình độ chuyên môn thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ.
Cùng đó, Nhà nước còn thiếu những chính sách hỗ trợ hấp dẫn cho hoạt động đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ thực tiễn doanh nghiệp, ông Bùi Đức Vương, Giám đốc Công ty cổ phần Á Mỹ Thọ Xuân cho biết, đối với doanh nghiệp, việc đầu tư, đổi mới công nghệ là khâu cốt lõi để nâng cao năng suất, giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh.Song, để đổi mới công nghệ là điều không dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có tiềm lực kinh tế, có đội ngũ nhân công đủ khả năng “lĩnh hội” và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nhận thức rõ điều này và đặt mục tiêu đạt doanh thu 100 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp đã tập trung ưu tiên cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.Nhờ vào việc đầu tư hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại đã giúp doanh nghiệp giảm khoảng 50% số lao động phải vận hành; giảm chi phí nhân công, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Từ đó, hiệu quả kinh tế được nâng lên cao, gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, đổi mới công nghệ công ty gặp không ít khó khăn về vốn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động…
Trước những thách thức lớn đặt ra khi doanh nghiệp còn loay hoay đổi mới công nghệ để số hóa hoạt động và tiến tới chuyển đổi số, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục thể chế hóa và tích cực triển khai các chủ trương, chính sách về đổi mới công nghệ tại địa phương.Cùng với đó, là tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa phương trong việc thúc đẩy, triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này cũng chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục xin xét duyệt hỗ trợ còn rườm rà, mất thời gian khiến doanh nghiệp ngần ngại, khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và các nguồn hỗ trợ khác.
Về phía các doanh nghiệp, ông Lộc cho rằng cần phải có những nhìn nhận đúng đắn; ý thức rõ trách nhiệm là phải đổi mới mô hình kinh doanh, hệ thống công nghệ máy móc sản xuất và lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số…Đó là yếu tố then chốt để doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững và bao trùm./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Điện mặt trời mái nhà vẫn trông chờ hướng dẫn
10:33' - 14/09/2020
Trong các văn bản đã quy định rõ hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, thời gian tới, Bộ sẽ có hướng dẫn để ký hợp đồng mua bán điện cho các hệ thống theo các tiêu chí đã đặt ra
-
Doanh nghiệp
Khởi động Chương trình kỹ năng quản lý tài chính
09:37' - 14/09/2020
Visa - Công ty Công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới và Tập đoàn VinaCapital cùng Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khởi động Chương trình kỹ năng quản lý tài chính thường niên lần thứ 9.
-
Doanh nghiệp
Kết nối du lịch Côn Đảo: Đặt việc bảo tồn phát triển bền vững lên hàng đầu
18:46' - 12/09/2020
Với mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch Côn Đảo, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phối hợp cùng Bamboo Airways tổ chức Tọa đàm “Bay thẳng tới Côn Đảo: Trải nghiệm thiên đường du lịch mới"
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Công ty Brazil giúp kết nối cư dân khu ổ chuột với thị trường thương mại điện tử
11:15'
Sự gia tăng hoạt động mua sắm trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều việc làm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
07:54'
Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển loại rong biển này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu sử dụng than cho điện tăng trong tháng cuối năm
20:34' - 01/12/2024
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện
-
Doanh nghiệp
Thái Lan đạt được hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
18:27' - 01/12/2024
Ngày 30/11, Thái Lan thông báo kết quả đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27' - 30/11/2024
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.
-
Doanh nghiệp
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024
21:24' - 29/11/2024
Cải tiến đáng chú ý nhất trong Bộ chỉ số CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại-dịch vụ và hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Doanh nghiệp
Ký kết thỏa thuận phối hợp kết nối cung cầu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu
13:26' - 29/11/2024
Tại hội nghị kết nối cung – cầu, Liên minh Hợp tác xã 12 tỉnh, thành phố đã ký kết thỏa thuận phối hợp về kết nối cung cầu, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.