Doanh nghiệp mong muốn gì từ chủ trương, chính sách của Nhà nước?
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp được tổ chức sáng ngày 9/5 tại Hà Nội, đại diện Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng như đa số cộng đồng doanh nghiệp đều có chung nhận định, Việt Nam đã làm rất tốt, rất tích cực và thu được nhiều kết quả đáng nể trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời, việc thực hiện nhiệm vụ kép vừa ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sự an toàn, sức khỏe và đời sống của người dân, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, hạn chế thấp nhất nguy cơ đổ vỡ...là mối quan tâm của Chính phủ, Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương và toàn hệ thống chính trị đang cùng đồng hành với doanh nghiệp nỗ lực thực hiện.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao đổi với phóng viên TTXVN về tình hình chung của doanh nghiệp hiện nay, cũng như truyền đạt những mong mỏi, nguyện vọng của doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Phóng viên: Thưa ông, sau rất nhiều nỗ lực của Nhà nước và các cấp chính quyền nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thực trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp ra sao?
Ông Vũ Tiến Lộc: Nếu ở thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2020, tôi chỉ có thể nói rằng, tình hình rất bi đát. Qua khảo sát, hơn 30% doanh nghiệp cho biết họ khó có khả năng trụ vững sau 3 tháng; trên 50% doanh nghiệp không thể trụ nổi sau 6 tháng và chỉ còn 20% có thể tồn tại quá 12 tháng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng “chống dịch như chống giặc”, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã từng bước kiềm chế, đẩy lùi được dịch bệnh và nhờ đó, kịch bản xấu nhất đã không xảy ra. Rất nhiều tổ chức quốc tế, bạn bè trên khắp năm châu đều ngưỡng mộ và thừa nhận, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới đã làm được điều kỳ diệu.
Với quyết định quan trọng và đầy khó khăn của Thủ tướng Chính phủ là dỡ bỏ về cơ bản tình trạng cách ly xã hội và mở cửa thị trường trong nước. Quyết định này giúp cho tình hình của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế trở nên chuyển biến rất nhanh theo chiều hướng tích cực.
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 này, VCCI tiếp tục tiến hành một cuộc khảo sát lần thứ 2 về thực trạng của cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, có tới 55% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý III, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh và chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Xu hướng này tốt hơn rất nhiều so với thực trạng doanh nghiệp mà VCCI công bố 1 tháng trước đây.
Điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt và khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng đã "bừng dậy". Có nhiều doanh nghiệp cố gắng cầm cự, dù không còn lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, doanh thu sụt giảm, nhưng vẫn quyết tâm, kiên định để duy trì ở mức cao nhất, chăm lo đời sống cho người lao động, giữ tỷ lệ việc làm ở mức rất cao. Điều này thể hiện tình cảm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.
Phóng viên: Vậy thì trong thời điểm này, liệu doanh nghiệp đã bớt khó khăn hơn chưa, thưa ông?
Ông Vũ Tiến Lộc: Tình hình doanh nghiệp dù đã được cải thiện, nhưng vẫn còn rất khó khăn. Những biện pháp trợ giúp kịp thời từ Chính phủ là vô cùng quan trọng. Cộng đồng doanh nghiệp hết sức ghi nhận và biết ơn Chính phủ, dù trong điều kiện ngân sách còn khó khăn nhưng đã dành các gói tài khoá, tín dụng với quy mô chưa từng có để hỗ trợ doanh nghiệp, thể hiện tinh thần sẻ chia, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức.
Ở thời điểm hiện tại, 69% doanh nghiệp cho biết họ đang bị giảm doanh thu do thị trường bị thu hẹp; 45% doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu dòng tiền; 22% doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm vật tư, nguyên liệu; 18% doanh nghiệp thiếu hụt lao động có kĩ năng … Khó khăn đã bớt đi nhiều so với thời điểm 1 tháng trước đây, nhưng vẫn còn lớn.
Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và Quốc hội cần xem xét, bổ sung giải pháp miễn giảm một số sắc thuế, kéo dài thời hạn giãn, hoãn các khoản phải trả, phải nộp của doanh nghiệp trong thời gian từ 6 -12 tháng tới; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… hay cắt giảm các khoản phí, lệ phí, nới “room”- nâng trần tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng…
Cùng với đó, thì biện pháp trợ giúp quan trọng nhất, có thể làm ngay lúc này đó là các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức, tập thể, cá nhân có trách nhiệm liên quan cần thúc đẩy việc thực thi một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất các gói hỗ trợ đã được Chính phủ ban hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Phóng viên: Kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, vậy theo ông, những hành động tiếp theo sẽ cần phải làm gì để các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và tái khởi động nền kinh tế?
Ông Vũ Tiến Lộc: Cải cách thể chế tiếp tục phải là ưu tiên hàng đầu để thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và gây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Quốc hội và Chính phủ đã quyết định mục tiêu đưa Việt Nam lọt vào nhóm 3 – nhóm 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). VCCI kiến nghị Chính phủ kiên định thực hiện mục tiêu này và coi đó là thước đo đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương...
Qua thực tiễn khảo sát lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn, họ cho biết, khi Nhà nước khó khăn, doanh nghiệp không xin tiền mà chỉ xin cơ chế. Chính sự minh bạch hóa, đơn giản hóa để rút ngắn tối đa thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính mới là giải pháp cứu cánh bền vững cho doanh nghiệp.
Do đó, VCCI hoan nghênh việc Chính phủ đã thành lập tổ công tác rà soát pháp luật, để xây dựng các phương án trình Quốc hội và Chính phủ nhằm xoá bỏ những chồng chéo, bất hợp lý, bảo đảm sự minh bạch, nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh các dự án sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
VCCI cũng đề xuất cần tập trung tháo gỡ ngay các thủ tục phiền hà đang cản trở đầu tư công để có thể giải ngân sớm nguồn vốn này để tạo thị trường, tạo việc làm, tạo nền tảng và điểm kích hoạt cộng hưởng với đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và hợp tác đối tác công – tư.
Nếu tháo gỡ được thủ tục, giải ngân nhanh được trong năm nay, thì Việt Nam có thể tạo ra một cú hích quan trọng cho nền kinh tế. Nếu làm được như vậy thì không có lí do gì, Việt Nam không thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trên 5% trong năm nay, như quyết tâm của Thủ tướng - Người đứng đầu Chính phủ./.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng cùng Chính phủ vực dậy nền kinh tế
12:44' - 09/05/2020
Với chủ đề "Cùng nỗ lực vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế", Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đã khai mạc sáng ngày 9/5, tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng động thổ xây dựng công trình tòa nhà hỗn hợp cao 37 tầng
11:39' - 09/05/2020
Sáng 9/5, UBND thành phố Hải Phòng và Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy tổ chức Lễ động thổ công trình tòa nhà hỗn hợp cao 37 tầng tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hội nghị với doanh nghiệp “không nói chung, không nói rồi để đó”
11:13' - 09/05/2020
Hội nghị lần này bằng mọi giá phải có kết quả cụ thể, “không nói chung, không nói rồi để đó”; thể hiện cho được tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Đón bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế
10:53' - 09/05/2020
Việt Nam hiện đã đẩy lùi và kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, các hoạt động của đời sống xã hội đã nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
TEPCO: Hệ thống điện có thể rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng
10:25' - 27/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) dự báo lượng điện tiêu thụ vào chiều 27/6 có thể rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng khi nhu cầu sử dụng tăng cao do nắng nóng.
-
Ý kiến và Bình luận
CEOWORLD: Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống
20:25' - 26/06/2022
Theo bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 do tạp chí CEOWORLD, chất lượng sống của Việt Nam được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm, với việc tăng 39 bậc trên bảng xếp hạng này năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái “trong gang tấc”
13:01' - 25/06/2022
Trong đánh giá thường niên về các chính sách kinh tế của Mỹ, IMF hiện dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Binance: Bitcoin có thể rời xa mức kỷ lục 69.000 USD/BTC trong hai năm tới
19:56' - 23/06/2022
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Changpeng Zhao của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, đồng bitcoin có thể ở dưới mức cao lịch sử gần 69.000 USD/bitcoin (BTC).
-
Ý kiến và Bình luận
CEO TotalEnergies: Nhiên liệu hóa thạch vẫn cần thiết
08:57' - 23/06/2022
Nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn cần thiết tại thời điểm mà thị trường toàn cầu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng eo hẹp và giá cả tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái trong năm tới
07:40' - 21/06/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới của Wall Street Journal với các nhà kinh tế hàng đầu, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới là khoảng 44%.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022
16:31' - 20/06/2022
Công ty nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics cho biết, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng lo ngại rủi ro có khả năng khiến lạm phát tăng trong năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.