Doanh nghiệp Mỹ coi trọng tầm nhìn chiến lược, sự đồng hành và tinh thần đối thoại của Chính phủ Việt Nam
Doanh nghiệp Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng, có vị trí chiến lược ở khu vực, kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, có môi trường kinh doanh ổn định và mạng lưới Hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp.
Đó là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington về hoạt động ngoại giao kinh tế trong thời gian gần đây nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ.
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam là công nghệ cao (viễn thông, số hoá, điện tử, tự động hoá, sinh học...), năng lượng (dầu khí, năng lượng tái tạo...), nông nghiệp, y tế/dược phẩm, tài chính, hàng không, du lịch... Đáng chú ý, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cũng đề cập đến những vấn đề tồn tại, khó khăn và thách thức đối với hoạt động ngoại giao kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2022 sẽ vượt con số gần 100 tỷ USD của năm 2021, nhưng hai bên cần có có khuôn khổ quản lý quan hệ thương mại hiệu quả hơn để giảm thiểu các vụ điều tra phòng vệ thương mại.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cho rằng Việt Nam đã đạt đến độ chín của nền kinh tế thâm dụng lao động, nếu không có những đổi mới mạnh mẽ về môi trường đầu tư, hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực liên quan, quản lý không gian mạng, cơ sở hạ tầng, logistics và nguồn lao động, Việt Nam khó có thể nhận thêm được nhiều luồng vốn đầu tư mới.
Trong khi đó, Việt Nam cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước trong khu vực đang tìm cách đón xu hướng đầu tư mới. Doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào thị trường Mỹ cũng gặp phải nhiều khó khăn về thị trường, pháp lý và mạng lưới tiêu thụ.
Để tận dụng các cơ hội hợp tác kinh tế với Mỹ, Việt Nam cần hình thành các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa Mỹ nhập khẩu Việt Nam, tận dụng tốt sự hỗ trợ của Mỹ trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), duy trì đối thoại và quan tâm đến các đề xuất của các doanh nghiệp Mỹ.
Đồng thời, các doanh nghiệp và địa phương Việt Nam nên hiểu sâu thêm về các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, có các biện pháp quảng bá sản phẩm bằng tiếng Anh hợp thị hiếu, tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt cũng như chủ động thuê tư vấn để có chiến lược chiếm lĩnh thị trường phù hợp. Hợp tác với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của chính quyền Mỹ, kiên quyết tránh các gian lận xuất xứ, không rõ nguồn gốc hàng hóa, hoặc cố tình vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Thời gian qua, Đại sứ quán đã duy trì và phát triển các mối quan hệ, mạng lưới bạn bè với chính quyền, quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Đại sứ quán cũng trực tiếp làm hoặc hỗ trợ các đoàn trong nước (lãnh đạo chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp) tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến quảng bá đầu tư và thương mại…
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, hợp tác kinh tế Việt Nam – Mỹ đang có một số điểm thuận lợi cơ bản. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo, các địa phương, doanh nghiệp hai nước, tiềm lực và vị thế của Việt Nam, các FTA mà Việt Nam tham gia, hiện Việt Nam có những cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về cơ chế, luật pháp của hai nước có nhiều quy định khác nhau, sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về các quy định, luật lệ của Mỹ còn hạn chế; Mỹ thường xuyên có các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam.
Mặc dù có tiến bộ hơn trước nhưng cơ sở hạ tầng, logistics, nguồn nhân lực có tay nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên toàn cầu.
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp và giao lưu doanh nghiệp hai nước. Đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo vì tình hình kinh tế Mỹ và thế giới hiện đang đứng trước những biến động phức tạp có ảnh hưởng đến Việt Nam. Cần thông tin nhiều hơn cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam về quy định, tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường Mỹ.
Đại sứ quán sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Mỹ, phấn đấu hình thành cơ chế hợp tác thương mại ổn định, giảm bớt các vụ điều tra, các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Áo quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và môi trường của Việt Nam
09:44' - 17/10/2022
Làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh dư địa hợp tác với Việt Nam còn rất lớn và các doanh nghiệp châu Âu không muốn bỏ lỡ cơ hội này.
-
Doanh nghiệp
Thương vụ Việt Nam, địa điểm kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ
14:24' - 16/10/2022
Thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại cũng như bảo vệ thị trường nước ngoài.
-
Công nghệ
Hong Kong (Trung Quốc) khám phá cơ hội hợp tác về công nghệ với Việt Nam
17:52' - 14/10/2022
Trong hội thảo giới thiệu các cơ hội công nghệ tại các nước ASEAN, Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong (Trung Quốc) đã giới thiệu về cơ hội thương mại, đầu tư tại Việt Nam với nhiều lợi thế.
-
Công nghệ
Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo Nga-Việt Nam
16:13' - 14/10/2022
Công nghệ trí tuệ nhân tạo được nhìn nhận là phù hợp cho việc phát triển mối quan hệ giữa Nga và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.