Doanh nghiệp nhận diện thị trường ra sao để thích ứng, phục hồi sau dịch?
Chiều 23/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình thường niên: Diễn đàn doanh nghiệp 2022 với chủ đề "Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng". Đồng thời, tổ chức trao giải Chương trình Bình chọn tác phẩm báo chí viết về doanh nhân-doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (lần thứ IX).
Năm 2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, để phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, với mục tiêu tổng quát là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh… đòi hỏi các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và doanh nhân cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, tìm được tiếng nói chung, tìm ra các giải pháp để vượt qua khó khăn.
Diễn đàn được tổ chức nhằm đưa ra những phân tích, dự báo về tình hình kinh tế năm 2022. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn to lớn cho mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong một khảo sát do VCCI tiến hành gần đây cho thấy, xấp xỉ 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch; khoảng 71% doanh nghiệp tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước, 90,6 % doanh nghiệp gặp phải các vấn đề liên quan như mất cân đối dòng tiền, bất cập trong quản lý hoặc bị đứt gãy chuỗi cung ứng...
Số liệu do VCCI thống kê mới đây cũng cho thấy, 91% doanh nghiệp phải chấp nhận giảm mạnh quy mô lao động trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Việc Chính phủ ban hành quy định tạm thời, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được đánh giá là giải pháp kịp thời giúp "cởi trói" tinh thần cho doanh nghiệp. Mặc dù, đặt ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng cần phải xác định dịch bệnh sẽ không sớm kết thúc.
Vì thế, để tìm cách ứng phó phù hợp và duy trì việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo việc làm và sinh kế cho người dân...thì nhà nước, các cấp ngành nên có những cách thức thúc đẩy vai trò của người dân, của doanh nghiệp tham gia vào việc hoạch định chính sách.
Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và theo đó, xác định mục tiêu tổng quát là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Cùng với đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục những hậu quả để lại của dịch COVID-19
Đồng thời, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trên cả nước. Theo đó, các cấp, ngành và từng địa phương cần nỗ lực duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn; kiên trì giữ vững sự ổn định; nâng cao tính tuân thủ và khả năng chống chịu thích ứng của nền kinh tế đất nước.
Ông Phòng nhận định, để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ, Quốc hội đề ra, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết liệt của số đông cộng đồng doanh nghiệp. Chắc chắn, quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới cũng sẽ mất nhiều thời gian.
Vì vậy, các doanh nghiệp đều mong mỏi, các cơ chế chính sách hỗ trợ cần phải có sự ổn định và phù hợp; cần có một chương trình tổng thể phục hồi được thiết kế khoa học, sát với nhu cầu và điều kiện của các doanh nghiệp để có tính khả thi trong thực hiện.
Bàn về tư duy kinh tế mới trong điều kiện bình thường mới, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong khung cảnh, bối cảnh địa chính trị hiện nay thì triển vọng phát triển kinh doanh trong năm tới tiềm ẩn khá nhiều yếu tố rủi ro trước những bất ổn trước những động thái và sự dẫn dắt của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Australia...
Theo ông Khương, bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu trong năm 2022 có thể dễ dàng dự báo một số xu thế mới. Đó là, môi trường kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu những tác động sâu rộng trong năm thứ ba của đại dịch COVID-19; đặc biệt, là áp lực tăng trưởng ổn định và cân bằng xã hội. Bên cạnh đó, áp lực về lạm phát gia tăng sau khi nhiều gói giải cứu, hỗ trợ được thực hiện từ đầu năm 2020 tới nay.
Ngoài ra, rất nhiều khả năng là Trung Quốc với tiềm năng của một thị trường quốc gia lớn nhất toàn cầu sẽ chưa có dự kiến mở cửa trở lại mà vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thí điểm mở cửa biên giới để tập trung khôi phục lại kinh tế và đặc biệt là những ngành nghề chịu tác động mạnh bởi đại dịch như du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng...
Trước xu thế mới được dự kiến, ông Khương cho rằng, cần tiếp tục tập trung nâng cao năng lực y tế dự phòng, đặc biệt là để ứng phó với những diễn biến bất thường và khó dự đoán của dịch bệnh. Cùng đó, củng cố lực lượng lao động và tập trung nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đồng thời, giải quyết những vấn đề, thách thức do gián đoạn sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, tập trung số hóa đối với tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tới những tập đoàn lớn./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
VCCI góp ý dự thảo nghị định về thông tin nhà ở, thị trường bất động sản
18:55' - 21/11/2021
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một số ý kiến về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
-
Tài chính
VCCI đề xuất bổ sung dự thảo hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
19:00' - 31/10/2021
Theo VCCI, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đang tồn tại những bất cập khi triển khai trên thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc
07:39' - 23/09/2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
-
Tài chính
Chuyên gia quốc tế hàng đầu khuyến nghị về phát triển trái phiếu xanh
15:47' - 07/07/2021
Trái phiếu xanh sẽ mở ra một kênh huy động vốn mới cho các dự án đầu tư trung, dài hạn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo, vốn chưa được sản phẩm tài chính truyền thống đáp ứng đầy đủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng năm 2025
19:26'
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức hôm nay (9/7) đã thông qua mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11'
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09'
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31'
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18'
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13'
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.