Doanh nghiệp nói gì về chủ trương cho vay không lãi suất trả lương lao động?
Trước những tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp Việt Nam dù ở bất kỳ quy mô nào, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gì cũng đều phải đối diện với áp lực của thị trường tiêu thụ, với thách thức về việc thiếu hụt nguyên nhiên liệu đầu vào và gia tăng chi phí các dịch vụ kèm theo…
Đồng thời, gánh nặng về chi trả thù lao, lương bổng cho người lao động đang dồn ép hầu hết các doanh nghiệp vào thế khó. Trước thực trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ phê duyệt chủ trương cho doanh nghiệp vay không có tài sản bảo đảm với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19...
Báo cáo từ bộ này cho hay, quý I/2021, dịch COVID-19 đã làm 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập; 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng… Theo các chuyên gia kinh tế, đây không chỉ là nỗi lo lắng, là niềm trăn trở mà chắc chắn còn là gánh nặng lớn của nền kinh tế và nguy cơ bất ổn với đời sống xã hội.
Đồng tình với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, bà Lê Thị Hương Giang, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Thương mại máy tính An Phát cho hay, đợt tái bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua không chỉ diễn biến phức tạp, mà có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Mặc dù, doanh số của An Phát vẫn được duy trì, thị trường tiêu thụ ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hầu như không bị ảnh hưởng nhiều song doanh nghiệp vẫn vướng phải một số thách thức như khan hiếm nguồn cung cấp; giá cả và chi phí đầu vào cũng tăng cao; nhất là phí vận chuyển hàng hóa do lệnh giãn cách và tâm lý hạn chế tiếp xúc của khách hàng.
Theo bà Giang, việc triển khai các hoạt động thương mại đặc biệt trở nên khó khăn hơn. Chi phí nhân sự với bộ máy gần 300 người và việc phải thuê thêm các dịch vụ phát sinh trở thành gánh nặng không nhỏ đối với doanh nghiệp. Do đó, nếu đề xuất cho vay không lãi suất và không cần tài sản đảm bảo có tính khả thi cao, chắc chắn sẽ giúp ích cho nhiều doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, việc hưởng lợi và khi nào chính sách hỗ trợ đến tay doanh nghiệp để phát huy hiệu quả trong thực tiễn lại là một câu chuyện dài và khó. Bà Giang bộc bạch: “Chủ trương hỗ trợ trả lương đã được đề xuất từ năm 2020, nhưng cuối cùng có ai vay được đâu. Ngay như việc hỗ trợ giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu chỉ áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ thì sẽ khó lan tỏa được tác động tích cực tới toàn nền kinh tế”.
Hiện nay, thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ, An Phát đang gồng mình phát huy nội lực để duy trì hoạt động; triển khai liên tục các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà, kích thích tiêu dùng, gia tăng các tiện ích để thu hút khách hàng và cùng đồng hành với khách hàng vượt khó qua đại dịch. “Doanh số trong 6 tháng đầu năm 2021 có thể đảm bảo, song kế hoạch cả năm cũng sẽ rất khó khăn mới thực hiện được”, bà Giang cho biết.
Chia sẻ về thực tế của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành viên Minh Dương, đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản tại tỉnh Nam Định cho hay, cũng như tình hình chung, Minh Dương đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Thị trường bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút và hầu hết hoạt động xuất nhập khẩu bị đứt chuỗi. Hậu quả là doanh số giảm 50% so với mức trung bình hàng năm.
Tuy nhiên, theo ông Thủy, doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động. “Khó khăn ở thị trường nước ngoài thì lại phải tích cực hơn để thúc đẩy cầu trong nước. Doanh nghiệp không thể chùn bước hoặc dừng hoạt động trước nguy cơ dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp như hiện nay và có thể cả ngày mai”, ông Thủy nói.
Bình luận về đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Thủy cho rằng, bất kỳ cơ chế hỗ trợ nào của Nhà nước cũng là điều hữu ích và thiết thực với tình trạng hiện thời của số đông doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của năm 2020 và nửa đầu năm 2021 cho thấy, việc triển khai và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước không đơn giản. Nhiều thủ tục gây khó cho doanh nghiệp với nhiều chỉ tiêu và điều kiện áp dụng mang tính “đánh đố” khiến không ít doanh nghiệp chán, nản, thậm chí không còn muốn quan tâm.
Ông Thủy nhấn mạnh, các điều kiện để nhận được hỗ trợ phải nới lỏng và giảm bớt, các thủ tục và quy trình thực hiện phải được đơn giản hóa. Đặc biệt, chủ trương nào cũng cần đảm bảo tính công bằng, dân chủ và đáp ứng mối quan tâm chung của đa số doanh nghiệp.
Đại diện 1 doanh nghiệp chuyên thiết kế và thi công nội thất thuộc địa bàn Hà Nội, ông B.Đ.T cho hay, nhu cầu tư vấn và thiết kế trở nên tối giản trong giai đoạn hiện nay. Đơn vị cũng đang dừng thi công 1 loạt dự án do giá thép tăng chóng mặt, do thiếu hụt vật tư và hàng hóa đặt hàng để hoàn thiện công trình bị chậm chuyển về.
Mặc dù, một số ít dự án vẫn đang triển khai nhưng tiến độ cầm chừng và chờ thay đổi đơn giá với đối tác. Hiện nay, doanh nghiệp đang có hơn 40 quân nội nghiệp cố định và hơn 100 quân cơ học trải đều các công trình, nên sức ép về việc trả lương lao động là rất lớn.
Chủ trương cho vay lãi suất 0% và không cần tài sản đảm bảo để doanh nghiệp trả lương cho người lao động là đúng đắn và cấp thiết. Ông B.Đ.T rất mong sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” sẽ tạo nên sự thấu cảm tới các nhà hoạch định chính sách. "Những việc cần làm phải được làm ngay; đối tượng cần được hỗ trợ cũng không thể chờ đợi lâu hơn…Có như thế, mới thắp sáng niềm tin nơi doanh nghiệp", ông B.Đ.T nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- COVID-19
- doanh nghiệp
- chủ trương
- lao động
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp HCM: Đề xuất chi hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
18:02' - 09/06/2021
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp Hồ Chí Minh vừa trình UBND Tp Hồ Chí Minh gói an sinh xã hội 1.075 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch COVID-19 trong năm 2021.
-
Doanh nghiệp
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài cuối: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ là ngắn hạn
08:10' - 17/05/2021
Thời gian vừa qua là giai đoạn nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát.
-
Doanh nghiệp
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 3: Thêm nguồn lực vượt bão COVID-19
08:07' - 17/05/2021
Dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế.
-
Doanh nghiệp
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 2: Mong chờ "gói" hỗ trợ thiết thực
07:48' - 17/05/2021
Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ cùng các bộ, ngành và Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai một loạt chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 1: Chưa phát huy chưa đồng đều
07:27' - 17/05/2021
TTXVN thực hiện chùm bài Tăng hiệu quả liều thuốc "đặc trị" hỗ trợ doanh nghiệp ghi nhận tiếng nói từ thực tế và những vướng mắc trong triển khai các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.