Doanh nghiệp thép Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành công nghiệp thép Việt Nam đến nay đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng với sản lượng hơn 17 triệu tấn thép/năm, tiêu thụ lên tới 22,6 triệu tấn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn xin cấp phép xây dựng nhà máy thép ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc kỹ càng về hoàn cảnh thị trường sắt thép trong nước và uy tín của các doanh nghiệp Trung Quốc… theo chiều hướng chất lượng hơn là số lượng. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép không gỉ ở Đồng Nai với sản lượng 300.000 tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu thép không gỉ ở Việt Nam đang tăng lên nhanh, hàng năm phải nhập khẩu nhiều, riêng năm 2016 phải nhập khẩu 700.000 tấn; trong đó xuất khẩu 100.000 tấn. Trong khi thép không gỉ sản xuất trong nước mới chỉ có 2 đơn vị chính là Nhà máy VSC-POSCO (VPS) ở miền Nam 100% vốn Hàn Quốc và Inox Hòa Bình với tổng công suất 2 nhà máy 300.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tạo áp lực cạnh tranh lớn giữa các nhà sản xuất tại Việt Nam với nhau. Số lượng thép không gỉ sản xuất trong nước hiện nay đã bao gồm nhiều chủng loại (phần lớn ở dạng tấm cuộn). Do đó, nếu đầu tư thêm năng lực sản xuất thép không gỉ khoảng 300.000 tấn sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn. Đại diện doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cho hay, hiện thị trường sắt thép Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nguồn cung quá tải nghiêm trọng. Thị trường sắt thép cán nguội của Việt Nam 4 năm qua tăng trưởng trung bình 8,6%/năm, nhưng theo tiêu chuẩn của năm 2016 thì nhu cầu hàng chính phẩm rất nhỏ, chỉ khoảng 200.000 tấn. Với nhu cầu thị trường như vậy, các doanh nghiệp trong nước có thừa khả năng đáp ứng. Do vậy, nếu có sự đầu tư mới của các doanh nghiệp Trung Quốc thì tỷ lệ hoạt động của các doanh nghiệp trong nước chỉ còn dưới 30% là việc chắc chắn xảy ra. Các doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó để tồn tại, dẫn đến hỗn loạn thị trường. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, không chỉ ảnh hưởng xấu đến nội địa, mà sản phẩm thép của Trung Quốc khi đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến cả xuất khẩu. Để giải quyết nguồn cung quá tải trong nước, nếu xuất khẩu hàng loạt sang các nước như Mỹ và Châu Âu… thì sẽ bị kiện chống bán phá giá từ các quốc gia và cũng bị nhận định là quốc gia trung gian xuất khẩu của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến cả những sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước khác, đại diện một doanh nghiệp cho biết. Đại diện doanh nghiệp này cũng cho rằng, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Đã có doanh nghiệp của Trung Quốc bị "tiền sử" nhiều lần gây ra vấn đề về môi trường tại Trung Quốc. Do vậy Chính phủ cần phải tăng cường mức độ quản lý về môi trường và hình phạt đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Với mục đích phát triển kinh tế, thu hút nhiều đầu tư của các doanh nghiệp lớn là rất quan trọng, nhưng bây giờ là thời điểm cần sự sàng lọc. Đối với doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc thì mục tiêu đầu tư tại thị trường Việt Nam là để giải quyết vấn đề nguồn cung quá tải của họ hơn là tìm kiếm nhu cầu mới.Nhà máy mới nếu được đầu tư theo kế hoạch thì vấn đề quá tải của nguồn cung trong nước càng trở nên nghiêm trọng và cũng có thể gây ra tranh chấp thương mại. Vì thế cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi quyết định nhận đầu tư. Đây là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp trong nước.
Hiện năng lực của ngành thép không gỉ của Việt Nam đang sản xuất 4 loại chính là thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép ống hàn, tôn mạ. Các nhà máy sản xuất các loại thép này cho đến nay mới đang hoạt động khoảng trên dưới 70% công suất, còn dư khoảng 30%, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ thép nội địa cũng như khả năng xuất khẩu sang các nước. Ông Nguyễn Văn Sưa cũng cho rằng, với sự phát triển của ngành thép Việt Nam, đến nay các nhà đầu tư trong nước có đủ khả năng để xây dựng cơ sở sản xuất thép với quy mô lớn 5-6 triệu tấn/năm. Do vậy, không nên khuyến khích FDI đầu tư vào những mảng sản xuất thép thông thường mà Việt Nam có thể sản xuất được.Chỉ khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực thép Việt Nam chưa sản xuất được, đó là thép hợp kim chất lượng cao để phục vụ sản xuất cơ khí, kỹ thuật có yêu cầu cao.
Nhiều doanh nghiệp cũng đồng tình rằng, thu hút đầu tư mới là rất quan trọng nhưng cần tham khảo lại nhu cầu và khả năng cung cấp trong nước. Về tổng thể, đầu tư nhằm phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển môi trường, hệ sinh thái có ý nghĩa hơn việc thu hút đầu tư tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành tái chế thép Trung Quốc còn nhiều “đất” phát triển
06:43' - 09/07/2017
Với lượng thép phế liệu khổng lồ, Trung Quốc có nhiều “đất” để phát triển ngành tái chế thép trong những năm tới.
-
Chuyển động DN
Nhiều doanh nghiệp thép hoạt động có lãi
17:37' - 06/07/2017
Mặc dù 6 tháng đầu năm gặp khá nhiều khó khăn, tiêu thụ thấp nhất là thời điểm tháng 3, 4/2017, song nhiều doanh nghiệp của Tổng Công ty vẫn hoạt động có lãi.
-
Kinh tế Thế giới
Thép: Vấn đề gây tranh cãi trước thềm Hội nghị G20
11:30' - 05/07/2017
Vấn đề từng gây tranh cãi giữa châu Âu và Trung Quốc về dư thừa công suất trong sản xuất thép trên thế giới đang trở thành mối bất đồng giữa Mỹ và các nước châu Âu trước thềm Hội nghị G20.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tôn thép gặp khó khi xuất khẩu sang Indonesia
18:47' - 17/06/2017
Nhiều doanh nghiệp tôn thép trong nước cho rằng, quyết định của Indonesia nhằm hạn chế nhập khẩu sắt thép gây ra những bất hợp lý và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu vào Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50'
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15'
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.
-
Doanh nghiệp
Xử lý vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII
14:57'
Ninh Thuận có 22 dự án năng lượng tái tạo nhưng việc thực hiện các dự án cũng như quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số: "Đòn bẩy" để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng sức cạnh tranh
10:11'
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được các tập đoàn lớn của thế giới tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc bị kiện vì liên quan đến vụ tấn công mạng
09:09'
Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với các giám đốc điều hành của SK Telecom – nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng gây rò rỉ thông tin khách hàng hồi tháng trước.
-
Doanh nghiệp
Viettel trúng đấu giá băng tần 700 MHz tốc độ cao
21:38' - 20/05/2025
Ngày 20/5, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT. Theo đó, Viettel đã trúng đấu giá băng tần "kim cương" này.
-
Doanh nghiệp
Diễn biến mới trong thương vụ Nippon Steel - U.S. Steel
14:49' - 20/05/2025
Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của U.S. Steel, trong đó có khoản đầu tư lên đến 4 tỷ USD vào một nhà máy thép mới.
-
Doanh nghiệp
Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:58' - 20/05/2025
Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ, doanh nghiệp hai nước có cơ hội mở rộng không gian hợp tác xuất nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Minh bạch thị trường xăng dầu nhờ chuyển đổi số
08:19' - 20/05/2025
Petrolimex đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số toàn diện để hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong kỷ nguyên số.