Doanh nghiệp tìm cách thích ứng giá điện tăng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ mức 1.920,3 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9/11, tương đương tăng thêm 4,5%. Như vậy kể từ đầu năm 2023 tới nay, EVN đã hai lần điều chỉnh giá điện với mức tăng 3% và 4,5%, đưa giá điện tăng thêm 142,35 đồng/kWh so với đầu năm.
Theo tính toán của EVN, đợt điều chỉnh giá điện này sẽ không tác động nhiều đến các hộ nghèo và gia đình diện chính sách. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí tiền điện tăng thêm sẽ phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ ở các bậc theo thang giá, thời gian sử dụng điện vào cao điểm hay thấp điểm. Trước động thái này của ngành điện, nhiều doanh nghiệp chia sẻ đang phải thích ứng với tình hình mới. Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuân Nguyên cho biết, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản với rất nhiều công đoạn từ sơ chế nguyên liệu, chế biến, sấy khô đều phải sử dụng điện.Trung bình mỗi tháng riêng nhà máy Xuân Nguyên tại Tp. Hồ Chí Minh chi trả khoảng 150 triệu đồng tiền điện. Với hai lần điểu chỉnh tăng giá điện trong năm 2023, chi phí tiền điện mà doanh nghiệp phải trả thêm cũng tương ứng 7,5%. Nếu xét trong điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi chi phí này không phải là vấn đề quá lớn, nhưng với tình hình thực tế hiện nay, doanh nghiệp sẽ thêm khó khăn.
Từ đầu năm 2023 đến nay, cả doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đều phải chịu sức ép từ việc thị trường sụt giảm, sức mua của người dân bị hạn chế do tình hình kinh tế khó khăn. Với các mặt hàng không thiết yếu, sức mua giảm sút một cách rõ rệt dù đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu tiêu dùng. Trong khi đó, chi phí đầu vào tiếp tục tăng, giá điện cũng đóng góp một phần đáng kể nhưng doanh nghiệp không thể tăng giá bán sản phẩm.
“Với điều kiện kinh tế eo hẹp như hiện nay, nếu tăng giá bán sản phẩm, người tiêu dùng sẽ tiếp tục lọc bớt các sản phẩm không thiết yếu ra khỏi danh sách hàng hoá mua sắm. Lâu dần họ không còn thói quen sử dụng sản phẩm đó trong cuộc sống hàng ngày, dẫn đến thu hẹp quy mô thị trường. Đối với doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản như Xuân Nguyên, nếu không bán được sản phẩm thì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động chế biến của nhà máy mà còn khiến nông dân vùng nguyên liệu gặp khó khăn”, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ chia sẻ. Ông Văn Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất công nghiệp và Thương mại Vít Việt cho biết, doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong ngành cơ khí, trung bình chi phí tiền điện khoảng 200 trăm triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh tăng giá điện hai lần trong năm nay sẽ làm gia tăng tiền điện doanh nghiệp phải đóng hàng tháng. Tuy nhiên, tác động của việc tăng giá điện không chỉ dừng lại ở hóa đơn tiền điện mà còn kéo theo rất nhiều chi phí khác từ nguyên liệu, vận chuyển, kho bãi đều tăng.Trong bối cảnh lượng đơn hàng ít ỏi như hiện nay, doanh nghiệp đang sản xuất cầm chừng nhưng vẫn phải vận hành toàn bộ dây chuyền thì chi phí tăng thêm ở mỗi sản phẩm cũng không nhỏ. Phần lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục giảm bởi việc gia tăng nhiều loại chi phí khác nhau.
Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ cho biết, chi phí tiền điện từ tháng tới sẽ tăng hơn là điều không thể tránh khỏi. Để bù đắp khoản chi phí này, doanh nghiệp phải tiết kiệm tối đa các chi phí khác trong chuỗi sản xuất với mục tiêu cuối cùng là không đẩy giá thành sản phẩm tăng lên. Trong trường hợp đã tiết kiệm tối đa mà giá thành vẫn tăng lên thì doanh nghiệp đành chấp nhận bù lỗ để duy trì giá bán bình ổn. Trước đó, để giữ khách hàng và quy mô thị trường, doanh nghiệp đã hoạt động không có lãi. Một số phân xưởng chế biến ngoài Tp. Hồ Chí Minh của Xuân Nguyên ứng phó bằng cách lắp đặt lò hơi, sử dụng nhiên liệu củi để sấy, thanh trùng sản phẩm nhằm giảm sử dụng điện. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể áp dụng lâu dài vì chi phí chất đốt cũng không rẻ, dễ gây ô nhiễm môi trường. Theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, trước mắt doanh nghiệp cố gắng giữ được khách hàng truyền thống để đảm bảo duy trì chuỗi sản xuất - chế biến mà Xuân Nguyên đã xây dựng hơn 20 năm và giữ được việc làm, thu nhập cho công nhân, nông dân vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp hy vọng kinh tế bớt khó khăn, người tiêu dùng nới lỏng chi tiêu để có thể điều chỉnh tăng dần giá bán. Với xuất khẩu, ngoài khách hàng truyền thống, doanh nghiệp cũng tích cực tìm các thị trường mới, thị trường ngách; đồng thời tính toán lại chi phí sản xuất để đàm phán giá bán tốt hơn trong thời gian tới. Cùng chung quan điểm này, ông Văn Nguyên Vũ cho biết, giải pháp thích ứng của doanh nghiệp trước mắt là chấp nhận bù lỗ. Hiện tại Vít Việt chủ yếu cung ứng phần linh kiện cho các doanh nghiệp FDI bởi thị phần tại công trình, nhà máy Việt Nam hầu như không có. Ngay cả việc cung ứng cho khách hàng nước ngoài cũng rất khó bởi khách hàng luôn cân nhắc, so sánh giữa các nhà sản xuất khác nhau về chất lượng và giá cả. Tình hình đơn hàng đã khan hiếm mà doanh nghiệp tăng giá bán thì rất dễ mất khách. Chia sẻ về vấn đề doanh nghiệp có định hướng đầu tư chuyển đổi nguồn năng lượng thay thế cho điện lưới quốc gia, cụ thể là điện mặt trời phục vụ sản xuất hay không, các doanh nghiệp cho biết, dù muốn nhưng không mấy khả thi. Cụ thể, trước đây một số doanh nghiệp đã tận dụng các mái che nhà xưởng để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, điện mặt trời được hòa vào lưới điện quốc gia. Khi đó, doanh nghiệp vẫn sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và chỉ bù tiền phần điện sử dụng vượt công suất điện mặt trời, hoặc có thể bán phần điện dư cho EVN. Tuy nhiên, vấn đề là công suất điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết nên không đảm bảo sự ổn định cho dây chuyền sản xuất, dễ dẫn đến hư hỏng máy móc. Ông Nguyễn Ngọc Đức, Giám đốc Công ty Đệ Khang Phú Thành nêu góc nhìn, doanh nghiệp sản xuất luôn được khuyến khích đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, nhưng riêng năng lượng điện thì chỉ có một lựa chọn. Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý, song đã đến lúc Nhà nước tạo cơ chế thông thoáng hơn cho việc đa dạng hóa nguồn cung, bao gồm cả các nguồn điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời…- Từ khóa :
- giá điện
- tăng giá điện
- giá điện sản xuất
- giá điện tăng
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá điện tại các nước trên thế giới có sự khác biệt lớn
10:03' - 13/11/2023
Giá điện có thể chịu ảnh hưởng từ các sự kiện diễn ra trên thế giới, đặc biệt là những sự kiện tác động đến giá nhiên liệu hóa thạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Giá điện tăng, doanh nghiệp làm gì để thích ứng?
18:57' - 12/11/2023
Điện tăng giá sẽ làm thay đổi thói quen của người dùng điện trong một khoảng thời gian ngắn. Mọi người có thể sẽ chú ý hơn đến việc tiết kiệm điện, ngắt điện với các thiết bị không cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng giá điện: Tác động ra sao tới doanh nghiệp?
14:26' - 10/11/2023
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.