Giá điện tại các nước trên thế giới có sự khác biệt lớn
Điện là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu nhất của con người. Tuy nhiên, do khả năng sản xuất điện của một nước chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố như vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, trình độ phát triển và tiến bộ công nghệ và nước thu nhập cao, trung bình hay thấp, giá điện có thể khác biệt lớn giữa các nước.
Có nhiều cách thức để sản xuất điện, từ các guồng nước đơn giản và cối xay gió đến các nhà máy điện sử dụng than và các tấm pin năng lượng Mặt Trời, đập thủy điện và các nhà máy điện hạt nhân. Mỗi cách thức đòi hỏi mức đầu tư khác nhau, với những thế mạnh và nhược điểm riêng.
Giá điện có thể chịu ảnh hưởng từ các sự kiện diễn ra trên thế giới, đặc biệt là những sự kiện tác động đến giá nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt tự nhiên thường được sử dụng cho các nhà máy điện.Xung đột giữa Nga và Ukraine năm 2022 đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ cả hai nước này, khiến giá điện và nhiều hàng hóa khác tăng mạnh trên khắp thế giới, đặc biệt là tại châu Âu.
Theo một số nguồn tin, giá điện tại các quốc đảo, không chỉ bao gồm Bermuda và quần đảo Cayman mà còn bao gồm cả Cộng hòa Vanuatu, Micronesia, quần đảo Solomon, và các quốc đảo khác, có thể cao hơn tại Đan Mạch.
Giá điện tại Đan Mạch cao hơn gần như tất cả các nước khác trên thế giới. Mỗi kWh điện tại nước này có giá khoảng 0,54 USD. Một số yếu tố như cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý và thuế quyết định đến giá điện tại Đan Mạch. Nước này có mức thuế đánh vào sản xuất điện cao nhất. Khoảng một nửa mức giá điện là do thuế bổ sung. Không thấp hơn nhiều so với Đan Mạch, trung bình, người Đức phải trả gần 0,53 USD/kWh điện. Cũng như Đan Mạch, khoảng một nửa mức giá cho 1 kWh điện tại Đức là do thuế sản xuất điện cao.Giá điện tại Đức tăng mạnh sau năm 2012. Sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, Đức đã đóng cửa nhiều lò phản ứng hạt nhân, làm tăng mạnh nhu cầu điện từ các nguồn truyền thống.
Tại Anh, người dân phải trả trung bình 0,48 USD cho mỗi kWh điện tiêu thụ. Mặc dù không đắt bằng Đan Mạch hay Đức, nhưng giá ở Anh vẫn cao chủ yếu do vị trí địa lý. Sự phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống để sản xuất điện cũng có thể khiến giá điện dễ biến động mạnh khi thị trường dầu mỏ thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, giá điện trung bình tại Áo là 0,471 USD/kWh vào giữa năm 2022. Vào cuối năm 2022, chính phủ nước này thử nghiệm áp trần giá điện trên mỗi gia đình, nhưng kế hoạch này vấp phải tranh cãi. Đối với Italy, người dân trả trung bình 0,47 USD/kWh cho tiền điện vào giữa năm 2022. Nước này sản xuất gần 50% lượng điện từ khí đốt tự nhiên. Vì điều này, giá điện có thể khá biến động, chịu tác động lớn từ diễn biến của giá khí đốt. Dù chính phủ quản lý giá điện, giá giảm 19% trong quý I/2022 và tăng 58% trong quý IV/2022.Còn tại Bỉ, mức giá điện là trên 0,45 USD cho mỗi kWh trong năm 2022. Mặc dù phần lớn mức giá này liên quan đến thuế, nhưng vị trí địa lý của Bỉ cũng khiến nước này phải phụ thuộc phần lớn vào các nước láng giềng để sản xuất điện, điều làm tăng giá bán.
Người dân Bermuda trả trung bình 0,395 USD/kWh điện trong năm 2022. Là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới, nước này có diện tích đất nhỏ hẹp là gần 53,2 km², với dân số 65.000 người.Bermuda thiếu không gian cần thiết cho các nhà máy điện quy mô lớn như điện Mặt Trời, điện gió và điện hạt nhân. Quần đảo này cũng thiếu các dòng sông nên không có lựa chọn về thủy điện. Do những điều kiện này, Bermuda phải dựa vào việc nhập khẩu dầu mỏ đắt đỏ để sản xuất điện.
Với Tây Ban Nha, giá điện vào khoảng 0,26 USD cho mỗi kWh. Ngoài Đan Mạch và Đức, chi phí này cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác, chủ yếu do Tây Ban Nha phụ thuộc vào điện của các nước láng giềng. Với mức giá mỗi kWh là 0,367 USD, điện ở CH Czech có mức tăng hàng năm cao nhất châu Âu vào năm 2022.Nguyên nhân chủ yếu do nước này chưa được chuẩn bị đầy đủ trước những tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine đối với giá dầu mỏ và khí đốt. Tháng 10/2022, Chính phủ CH Czech đã thiết lập mức giá trần đối với cả điện và khí đốt.
Là một trong số nhiều quốc đảo, quần đảo Cayman là lãnh thổ hải ngoại của Anh, nơi có mức giá điện trung bình 0,366 USD/kWh vào giữa năm ngoái. 97,4% lượng điện tiêu thụ tại quần đảo này là từ dầu diesel vào năm 2019. Nhưng dự kiến 25% nguồn năng lượng là từ các nguồn tái tạo vào năm 2025, tăng lên 70% vào năm 2037. Tại lục địa châu Phi, Rwanda có giá điện đắt nhất, ở mức 0,235 USD/kWh. Dù mức này thấp hơn hầu hết các quốc gia châu Âu, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với Mỹ hay các nước sản xuất dầu như Iran hay Saudi Arabia.- Từ khóa :
- giá điện
- nhiên liệu hóa thạch
- điện
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giá điện tăng, doanh nghiệp làm gì để thích ứng?
18:57' - 12/11/2023
Điện tăng giá sẽ làm thay đổi thói quen của người dùng điện trong một khoảng thời gian ngắn. Mọi người có thể sẽ chú ý hơn đến việc tiết kiệm điện, ngắt điện với các thiết bị không cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng giá điện: Tác động ra sao tới doanh nghiệp?
14:26' - 10/11/2023
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội nói gì về việc tăng giá điện thêm 4,5%?
12:46' - 10/11/2023
Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 9/11, đây cũng là lần tăng giá điện thứ 2 trong năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng do lo ngại xung đột Trung Đông lan rộng
08:19'
Giá dầu thế giới tăng hơn 3% vào phiên giao dịch 7/10, trong đó giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2024.
-
Hàng hoá
Trà Vinh: Khai mạc phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn
22:01' - 07/10/2024
Tối 7/10, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Phiên chợ có quy mô 60 gian hàng của 22 đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.
-
Hàng hoá
Nỗi lo dư cung chặn đứng đà tăng của giá dầu
15:03' - 07/10/2024
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 7/10, do lo ngại về nguồn cung dư thừa giữa bối cảnh nhu cầu giảm.
-
Hàng hoá
Giá cà phê và ca cao lao dốc
09:52' - 07/10/2024
Giá một số mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp như cà phê và ca cao lao dốc rất mạnh sau những thông tin tích cực về tình hình thời tiết và xuất khẩu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đổi hướng sau một tuần tăng mạnh
09:13' - 07/10/2024
Trong phiên giao dịch sáng 7/10, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống, sau khi trải qua tuần tăng mạnh nhất trong hơn một năm do căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu bị tác động sau chính sách của Ấn Độ
14:13' - 06/10/2024
Gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm cùng xu hướng giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.
-
Hàng hoá
Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp pin năng lượng nhập khẩu từ Việt Nam
09:11' - 06/10/2024
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã kết luận sơ bộ việc điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan.
-
Hàng hoá
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/10/2024
Tuần qua, nhiều sự kiện kinh tế quan trọng, nổi bật đã diễn ra như: EU nhất trí áp thuế bổ sung với xe điện Trung Quốc; giá lương thực thế giới tháng 9 tăng mạnh nhất trong 18 tháng...
-
Hàng hoá
Nguy cơ chiến tranh đẩy giá dầu hướng đến mức tăng kỷ lục
14:56' - 05/10/2024
Giá dầu thế giới đã tăng trong phiên ngày 4/10 và hướng tới tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một năm do nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực ở Trung Đông ngày càng tăng.