Doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo phát triển xanh, bền vững
Để khai thác hiệu quả thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo phát triển xanh, bền vững.
Về thương mại, EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm thứ hai thực thi EVFTA (từ tháng 8/2021 – 7/2022), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 61,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 45 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu đạt 16,4 tỷ USD, tăng 0,2%. Tính riêng 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam -EU đạt 42,4 tỷ USD, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm 2021. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa khi không chỉ các mặt hàng chủ lực đạt tốc độ tăng ấn tượng như: máy móc thiết bị dệt may, giày dép mà kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản cũng đang tăng ở mức rất cao, đáng kể như cà phê (54,4%), thủy sản (41,9%), rau quả (18%), hồ tiêu (25%), gạo (22,2%)… Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Những ưu đãi cắt giảm thuế quan theo EVFTA cũng góp phần đáng kể giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại EU; đồng thời được tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao của EU. “Việt Nam đang đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại, đầu tư với đối tác EU, khi cả Việt Nam và EU đang đẩy mạnh phục hồi hậu đại dịch, tích cực nối lại các hoạt động kinh tế, giao thương và bước đầu tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm hỗ trợ mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với EU cũng như các nước thành viên, tạo tiền đề rất lớn để thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương, không chỉ giới hạn trong thương mại, mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế khác.”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin thêm.Hướng tới tăng trưởng xanh - bền vững
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho rằng, thị trường EU cần sự đa dạng hoá và nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty May 10 đã chủ động xây dựng thương hiệu riêng, cải tiến sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, bền vững và đạt được thành tựu khi thâm gia sâu vào chuỗi cung ứng của thị trường EU.
Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu vào EU trong tổng giá trị xuất khẩu của các ngành hàng còn tương đối khiêm tốn. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp đang đi theo lối mòn khai thác các thị trường truyền thống và ngại khai thác các thị trường mới nhiều dư địa nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Ông Axel Goethal, Giám đốc Viện Châu Âu nghiên cứu châu Á nhận định: EVFTA đề cập trực tiếp về cắt giảm thuế quan nhưng việc thực thi lại phụ thuộc vào khả năng vận dụng của các doanh nghiệp. Do đó, cần xây dựng năng lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp các doanh nghiệp đạt được năng lực tuân thủ cao hơn, đạt chuẩn cao nhất về chất lượng, các yêu cầu quản lý nhà nước. Nếu vượt qua được thách thức về năng lực đáp ứng thì Việt Nam sẽ tận dụng được các lợi ích từ hiệp định một cách tối đa.Ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu khi có đường bờ biển dài, phần lớn dân cư tập trung khu vực đồng bằng, vùng trũng thấp. Những tác động tiêu cực từ nước biển dâng ngày càng được cảm nhận rõ rệt lên đời sống và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hoá thạch, việc giải quyết phát thải carbon ngày càng khó khăn.
Trong khi đó, người tiêu dùng và nhà đầu tư hiện nay ngày càng hướng đến các mô hình kinh doanh bền vững, các khoản đầu tư bền vững là công cụ hướng đến phát triển lâu dài. Để có thể cạnh tranh được tại thị trường EU, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA Việt Nam đã ký kết, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững. Theo ông Alain Cany, châu Âu khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu cũng mong muốn có mặt tại Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, đầu tư nguồn tài chính cho các lĩnh vực thúc đẩy tính bền vững của nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp Việt Nam, hơn lúc cần chủ động đổi mới chính mình, nâng cao năng lực nội tại, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp để nhanh chóng thích nghi và phát triển theo lộ trình xanh và bền vững. Đây cũng là xu thế không thể đảo ngược trên toàn cầu và là con đường bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nâng cao kiến thức Hiệp định EVFTA và chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp
12:00' - 23/09/2022
Bằng việc tham gia EVFTA, Việt Nam sẽ góp phần gia tăng phúc lợi kinh tế, chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường châu Á và các nước trong khu vực sang thị trường châu Âu.
-
DN cần biết
Phát triển ngành logistics từ tận dụng cơ hội của Hiệp định EVFTA
16:55' - 22/09/2022
Thông qua việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU, EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics, có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.