Doanh nghiệp Việt ứng phó tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine
Ngày 11/3, tại tọa đàm "Doanh nghiệp Việt trước tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu - Leading Business Club (LBC) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt và tìm hiểu về Luật cấm vận của Mỹ.
Đồng thời, doanh nghiệp nên tiến hành thương thảo với đối tác Mỹ để tránh bị chế tài vì bị cáo buộc vi phạm những biện pháp trừng phạt đối với Nga và một số thị trường liên quan.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ có thể gặp vấn đề khó khăn nếu Mỹ, châu Âu áp dụng trừng phạt các doanh nghiệp dầu khí của Nga. Từ trước tới nay, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần mở rộng phạm vi trừng phạt lên các cá nhân hay doanh nghiệp ở nước thứ ba và thực chất là áp dụng luật lệ Mỹ ngoài lãnh thổ của Mỹ.
Theo ông Trần Quốc Hùng, CEO Viện Tài chính Quốc tế IIF tại Washington DC, Mỹ phân tích, căng thẳng Nga-Ukraine và biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây ra sự thiếu hụt, nâng giá nhiều loại hàng như dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược.Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chi phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp. Mặt khác, kinh tế toàn cầu sẽ bị đình trệ, lạm phát tăng cao cũng gây ra tình trạng giảm phát làm môi trường kinh doanh thêm khó khăn cho doanh nghiệp toàn cầu.
Tuy vậy, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5 và hai nước này cộng lại cung cấp hơn 30% cho thị trường lúa mì thế giới. Căng thẳng hai nước làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá nhiều loại ngũ cốc, nông phẩm khác. Theo đó, cũng như một số nước khác, Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như nông phẩm, lương thực để thay thế hàng từ Nga và Ukraine. Việt Nam xuất khẩu gạo trên 6,5 triệu tấn/năm, đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ.Vì doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm Việt Nam không chỉ có lợi thế xuất khẩu về sản lượng mà thị trường, giá cả có thể tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, vào thời điểm này cũng là điều kiện tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và đa dạng nông phẩm lương thực sang thị trường EU. Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần trong thị trường EU, trước tiên là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn/năm với suất thuế quan 0% theo Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA). Song song đó, Việt Nam nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng. Một số chuyên gia khác chỉ ra rằng, giá dầu tăng cao có ảnh hưởng phức tạp đối với Việt Nam. Lượng dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam có khuynh hướng giảm trong 10 năm qua, từ 267 nghìn thùng/ngày trong năm 2009 xuống 113 nghìn thùng/ngày trong tháng 12/2020 và dưới trung bình trong thời gian 40 năm qua là 146 nghìn thùng/ngày. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập ròng sản phẩm dầu như dầu lọc... nên giá dầu tăng trên thị trường thế giới sẽ kéo giá nhiên liệu ở Việt Nam tăng lên. Điều này, làm tăng chi phí sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng của doanh nghiệp và chi phí tiêu dùng của người dân.Liên quan đến tác động của căng thẳng Nga-Ukraine đối với Việt Nam, ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách quan hệ Việt Nam với ASEAN, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014-2018) cho biết, trước tình hình hiện nay có xu hướng nhiều tập đoàn, công ty lớn rút khỏi nước Nga.
Đồng thời, các nước châu Âu bị tác động mạnh mẽ về lĩnh vực kinh tế và kéo theo nhiều quốc gia đối tác. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tham gia sâu rộng vào thị trường thương mại tự do trong thời gian qua, Việt Nam nên hài hòa lợi ích giữa các bên và bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.
Còn ở góc độ chuyên gia kinh tế, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho hay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga giá trị 3,2 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường Nga giá trị 2,3 tỷ USD, tổng kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD (năm 2021). Trên thực tế, mặc dù những doanh nghiệp đang có hoạt động giao thương với Nga bị ảnh hưởng mạnh, nhưng về tổng thể lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, tham gia thị trường toàn cầu thì việc biến động giá cả hàng hóa là vấn đề cần bám sát và là yêu cầu tiên quyết mà doanh nghiệp phải đáp ứng để giữ vững thị trường. Khi thị trường biến động giá cả hàng hóa thì luôn có thuận lợi và thách thức, tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng, lĩnh vực mà các quốc gia và doanh nghiệp chủ động điều chỉnh bắt kịp xu hướng thị trường để tận dụng lợi thế cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp, cần chủ động đánh giá tình hình thực tế để có chiến lược giao thương phù hợp với diễn biến mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chú trọng bám sát giá cả hàng hóa, nhất là nguyên vật liệu đầu vào sản xuất sẽ tác động đến giá thành của sản phẩm đầu cuối, cũng như tính cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước trong thời gian tới. Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Phú Ngọc Trai, thành viên Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu - Leading Business Club (LBC) chia sẻ, đầu tư, kinh doanh mà muốn chủ động thì doanh nghiệp phải quản trị được rủi ro để có chiến lược ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường. Thị trường biến động không chỉ có khó khăn mà còn có thuận lợi, vấn đề ở chỗ doanh nghiệp có năng lực dự báo, vận hành hoạt động sản xuất kinh như thế nào? Ông Phạm Phú Ngọc Trai đề xuất, tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp phải đánh giá lại nội lực và doanh nghiệp trước những cơn sóng biến động thị trường trong và ngoài nước.Bên cạnh đó, với bối cảnh hội nhập và thương mại tự do, thì hoạt động kết nối, liên kết, hợp tác... cùng phát triển trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng doanh nghiệp cần được chú trọng để chuyển đổi phù hợp theo xu hướng thị trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp New Zealand kêu gọi đẩy nhanh việc mở cửa lại biên giới
16:08' - 11/03/2022
Theo kế hoạch được công bố trước khi biến thể Omicron xâm nhập, việc nới lỏng quy định kiểm soát biên giới sẽ được triển khai vào tháng 10 nhưng chỉ với những du khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
-
Tài chính
Hải quan đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp
16:01' - 11/03/2022
Nhiều giải pháp do Cục Hải quan Bắc Ninh triển khai đã được nhân rộng ra các địa phương khác,; trong đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục 24/7.
-
Tài chính
Doanh nghiệp và người dân cùng có lợi khi giảm thuế giá trị gia tăng
14:29' - 11/03/2022
Thuế GTGT với nhiều hàng hóa giảm từ 10% xuống còn 8% có hiệu lực từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12/2022 nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp và người dân sau đại dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp bất động sản chiếm tới hơn 56% giá trị phát hành trái phiếu
13:54' - 11/03/2022
Hai tháng đầu năm nay, doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chiếm hơn một nửa tổng giá trị phát hành toàn thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58'
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46'
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.