Doanh nghiệp với các phương án ứng phó việc điều chỉnh tăng giá điện
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%. Mức tăng này tương tự hồi tháng 10/2024. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Theo đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), việc tăng giá điện là quy luật tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng; đồng thời, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính cho ngành điện hoạt động bền vững. Việc tăng giá sẽ giúp mọi người dân sử dụng điện có trách nhiệm hơn. Khi giá điện tăng, các cơ sở sản xuất ít nhiều sẽ phải cơ cấu lại các khoản chi phí, tối ưu các dây chuyền hơn để vận hành tiết kiệm; đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang các dạng năng lượng tái tạo tự dùng như điện mặt trời mái nhà.
Ngành than là ngành tiêu thụ khá lớn về điện cho sản xuất khai thác than khi sản xuất ngày một xuống sâu và sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến. Mặc dù phải chịu tác động của nhiều chi phí đầu vào khác, nhưng tăng giá điện được xem là không tránh khỏi. Điều này nằm trong dự tính và doanh nghiệp cũng đã tính đến việc tăng giá điện.Dù đã tự chủ một phần lượng điện sản xuất, nhưng lượng tiêu thụ điện mua ngoài của doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tính toán để cơ cấu lại sản xuất, tối ưu hơn để tiết giảm chi phí. Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh hơn tiết giảm chi phí, sử dụng điện hiệu quả hơn.
Phản ánh thực trạng, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay, đến thời điểm này chưa thấy ý kiến đưa lên từ các doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên, liên quan tới tăng giá điện thì hầu hết các đơn vị luôn xây dựng phương án ứng phó, tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay, đang là giai đoạn phục hồi của số đông doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; được hiểu là doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn sau những biến cố trải qua do thị trường, do áp lực cạnh tranh hay những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế địa chính trị... Vì lẽ đó, việc tăng giá điện cần có lộ trình phù hợp hoặc chọn thời điểm sao cho tránh rơi vào giai đoạn cao điểm sử dụng điện như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, tăng giá điện ở mức 4,8% chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nhưng không gây tác động quá lớn. Giá điện đang chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu giá thành phẩm.“Khi giá điện tăng, chi phí tác động cũng chỉ chưa đến khoảng 5% và điều này là có thể chấp nhận. Nhưng không thể chủ quan, bản thân các doanh nghiệp cũng phải thay đổi quy trình sản xuất, nỗ lực hơn để nâng cao công nghệ sản xuất, từ đó mới có thể tiết kiệm điện năng”, ông Kết cho biết.
Ở góc độ nghiên cứu, PGS, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích: Việc điều chỉnh giá điện là cần thiết. Doanh nghiệp và người dân cần triệt để thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện. Ngành điện lực thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, như giảm chi phí thường xuyên, chi phí sửa chữa, vận hành tối ưu hệ thống điện, phát huy tối đa các nhà máy điện có chi phí thấp, huy động tối đa nguồn điện giá rẻ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ, tránh hiện tượng "té nước theo mưa" trong việc tăng giá điện. Đặc biệt, việc thông tin truyền thông phải đảm bảo thông tin một cách hiệu quả, rõ ràng về các chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ chính sách. “Mọi điều chỉnh giá điện, dù là nhỏ, đều cần đặt trong tổng thể cân bằng giữa mục tiêu thị trường, khả năng chi trả của người dân – doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch năng lượng”. Do đó, cần một chiến lược năng lượng công bằng, minh bạch và hiệu quả, song song với việc công khai cấu trúc giá điện và chi phí đầu vào theo từng loại hình (thủy điện, than, khí, năng lượng tái tạo...) để tạo điều kiện giám sát xã hội. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh lộ trình thị trường điện cạnh tranh, nhất là thị trường bán buôn và tiến tới bán lẻ, nhằm tăng tính minh bạch và giảm độc quyền; phát triển hạ tầng truyền tải – lưu trữ và ưu tiên đầu tư điện tái tạo nội địa, nhất là điện gió ngoài khơi, thủy điện nhỏ và điện mặt trời áp mái kết hợp lưu trữ, Chuyên gia Ngô Trí Long khuyến nghị.- Từ khóa :
- giá điện
- EVN
- cộng đồng
- người dân
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giá điện sinh hoạt thay đổi từ 10/5: Chi phí điện sinh hoạt sẽ tăng như thế nào?
18:23' - 11/05/2025
Bnews. Giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn điện từ 10/5 được quy định tại Quyết định 1279/QĐ-BCT ngày 9/5/2025 của Bộ Công Thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần chính sách hỗ trợ kịp thời để giữ đà tăng trưởng khi tăng giá điện
14:42' - 10/05/2025
Từ hôm nay 10/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 2.103,11 đồng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%.
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30' - 04/05/2025
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39' - 26/04/2025
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
07:53'
Từ ngày 5/5/2025, Hòa Phát có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Hoa Kỳ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
-
Chuyển động DN
Le Creuset vượt qua thăng trầm để trở thành biểu tượng bếp cao cấp
19:10' - 12/05/2025
Đối với một thương hiệu chuyên sản xuất đồ bếp như nồi, niêu, xoong, chảo như Le Creuset, hành trình vươn ra toàn cầu và sự yêu mến quả thực đáng kinh ngạc.
-
Chuyển động DN
Đưa thanh toán không dùng tiền mặt đến từng bản làng vùng cao
15:37' - 12/05/2025
Công ty Điện lực Hòa Bình, PC Hòa Bình (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) đã chính thức chấm dứt hoàn toàn hoạt động thu tiền điện (tiền mặt) tại quầy.
-
Chuyển động DN
Vinpearl lên sàn, thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
15:35' - 12/05/2025
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa công suất hàng đầu Liên bang Nga
18:21' - 11/05/2025
Ngày 11/5/2025 tại huyện Borovsk, tỉnh Kaluga - Liên bang Nga, Tập đoàn TH tổ chức lễ khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH có công suất lớn hàng đầu nước Nga.
-
Chuyển động DN
Korean Air sẽ giảm gần 50% chuyến bay quốc tế tại các sân bay địa phương
14:01' - 11/05/2025
Hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc Korean Air, sau khi sáp nhập với Asiana Airlines, đã giảm đáng kể số lượng chuyến bay quốc tế tại các sân bay địa phương.
-
Chuyển động DN
Xanh hóa-chuyển đổi số ngành hóa chất: Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:17' - 10/05/2025
VinachemMart sẽ kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng, cắt giảm khâu trung gian, qua đó đem lại giá thành hợp lý và trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
Google trả gần 1,4 tỷ USD dàn xếp vụ kiện bảo mật dữ liệu
09:24' - 10/05/2025
Thỏa thuận này nhằm giải quyết 2 vụ kiện liên quan đến 3 sản phẩm của Google bị cáo buộc vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của Texas.
-
Chuyển động DN
Kraft Heinz ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ như thế nào?
17:21' - 09/05/2025
Tập đoàn thực phẩm Kraft Heinz, sở hữu thương hiệu cà phê nổi tiếng Maxwell House tại Mỹ đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.