Doanh nghiệp với "trận chiến" chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ
Theo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam, trên thị trường hiện nay, thực trạng hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhiều mặt hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có giá trị cao, thuế suất cao thường bị làm giả như dược phẩm, vật tư nông nghiệp, đồ gia dụng…
Ông Đỗ Thanh Lam, Tổng thư ký, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam cho biết, các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ và thu hồi hàng chục tấn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu với quy mô và tính chất rất nghiêm trọng. Điều đáng nói là phương thức, thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi và mang nhiều yếu tố nước ngoài.
Thậm chí, nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam là chính ngạch, nhưng lại gắn mác giả… Vì thế cần những giải pháp quyết liệt để xử lý, tránh ảnh hưởng tới đời sống người dân, tới môi trường kinh doanh.
Qua thực tế phản ánh của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh hàng giả, hàng nhái 100% mẫu mã, kiểu dáng, còn có một số biến tướng trên thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.
Nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái như áo sơ mi Việt Tiến, máy bơm nước Pentax, các loại mỹ phẩm, quần áo mang thương hiệu nổi tiếng thế giới, thiết bị lọc nước Kangaroo, nước khoáng Lavie, dầu gấc Vinaga… được dán 100% tem nhãn hoặc có hình thức mẫu mã gần giống và đều khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.
Xác nhận điều này, ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc, Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam cho biết, bằng cách thêm bớt chính tả trên nhãn hiệu sản phẩm, dầu gấc Vinaga cũng từng bị làm giả, làm nhái rất nhiều.
Việc làm giả, làm nhái sản phẩm gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc chống hàng giả, hàng nhái hiện nay cực kỳ khó khăn. Các doanh nghiệp cũng đang “vật lộn” để giữ thương hiệu chính thống của mình trên thị trường.
Việc nhầm lẫn, không xác định được thương hiệu sản phẩm là điều hết sức nguy hiểm. Ông Lam cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều ở quy mô vừa và nhỏ, nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu cũng rất hạn chế. Thêm nữa, họ phải việc làm cho người lao động, nên thường bỏ qua vấn đề này.
"Trong thời gian qua, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và kể cả các cơ quan chức năng về vấn đề ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu… cũng làm chưa nhiều và chưa đầy đủ. Do vậy, nếu vấn đề nhận thức không được tiến hành tốt thì cho dù, áp dụng giải pháp gì cũng khó khả thi" - ông Lam nhấn mạnh.
Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc, Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ cho hay, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng năm có 500.000 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh ở cấp bộ, chưa kể các hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 200.000 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu được cấp ra. Con số này cho thấy mức độ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.
Chủ động và tự bảo vệ chính mình là phương châm mà hiện nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Bà Phạm Ánh Hồng, Giám đốc Pháp chế, Tập đoàn Kangaroo cho biết, mặc dù, doanh nghiệp luôn nhận thức về việc tự bảo vệ mình trước tiên và triển khai một số biện pháp tự vệ đối với hàng hóa của mình, song cũng đã có hiện tượng nhái logo, thương hiệu Kangaroo, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Do đó, doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu Trí tuệ. Tất cả sản phẩm của Kangaroo trước khi lưu hành ra thị trường đều có tem chống hàng nhái, hàng giả, giúp người sử dụng kiểm tra trực tiếp nguồn gốc sản phẩm. Loại tem này được sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Kangaroo tiến hành dán tem đối với các lõi lọc cho một số model bên cạnh dám tem cho máy.
Ngoài ra, Kangaroo còn phổ biến kiến thức và trải rộng trên toàn hệ thống phân phối, tại các đại lý và điểm bán để hướng dẫn người tiêu dùng những dấu hiệu phân biệt hàng nhái, hàng giả. Đồng thời, tích cực rà soát thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm soát và xử lý ngay nếu phát hiện đơn vị nào làm nhái sản phẩm của Kangaroo.
Để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cả hệ thống chính trị cần cùng vào cuộc để nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống nạn hàng giả, hàng nhái.
Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dễ hiểu, dễ áp dụng, minh bạch. Đặc biệt, các chế tài xử phạt vi phạm cần giúp doanh nghiệp dễ thực thi và áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu.
Bên cạnh đó, các ngành, các cấp nên tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, người dân hiểu và cùng thực hiện. Nhà nước cũng cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại các cơ quan, lực lượng chức năng về nghiệp vụ thực thi chống hàng giả.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực này. Về lâu dài, cần xây dựng tòa án xử những vụ, việc liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ.
Về phía doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ mình, phải coi thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản của chính mình. Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai Chương trình phát triển quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, giai đoạn từ 2016-2020; trong đó, có nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực chống hàng giả, hàng nhái và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Cuối cùng, không ai khác mà chính người tiêu dùng sẽ quyết định tất cả, phải lựa chọn hàng hóa ở nơi chắc chắn đảm bảo chất lượng. Nếu làm được như vậy mới nâng cao được quyền sở hữu trí tuệ và hảng giả chắc chắn sẽ không còn đất sống - ông Nguyễn Thanh Bình cho biết/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Hoàn thiện khung khổ pháp lý để chống hàng giả, hàng nhái
15:17' - 30/11/2016
Kịp thời phát hiện bất cập để khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khung khổ pháp lý vững chắc tạo thuận lợi cho thực thi công tác chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp Tết
20:47' - 18/11/2016
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
-
Kinh tế tổng hợp
Điều tra 6 điểm kinh doanh thực phẩm chức năng nghi là hàng giả
05:59' - 10/09/2016
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu điều tra, làm rõ vụ 6 điểm kinh doanh thực phẩm chức năng nghi là hàng giả.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.