Doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị phân bổ lại số lượng hạn ngạch
Trước phản ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về bất cập trong việc mở tờ khai hải quan cho hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 này, ngày 13/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã gửi công văn tới các hội viên và thương nhân xuất khẩu gạo để tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của doanh nghiệp.
Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị các hội viên và thương nhân tham gia xuất khẩu gạo góp ý về tình hình khai hải quan cũng như số liệu tồn đọng của doanh nghiệp để phản ánh đến Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan. Sau khi nhận được công văn, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn Chính phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét lại việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu một cách hợp lý để giảm thiểu thiệt hại.Trong Công văn số 95/CV-VH-/20 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam ngày 14/4, Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) trình bày, tại thời điểm có quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo (23/3/2020) doanh nghiệp này đang có lượng hàng tồn đọng lớn lại các cảng.
Cụ thể, doanh nghiệp có 630 tấn gạo đã đóng container và hơn 3.000 tấn gạo trên các tàu xà lan đang neo đậu tại cảng Tp. Hồ Chí Minh chờ làm tờ khai.
Khi nhận được quyết định số 1106/QĐ –BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ 0h ngày 11/4, doanh nghiệp đã tiến hành mở tờ khai hải quan cho 25 container gạo đã đóng hàng có số container, số seal đầy đủ đang tồn tại cảng Cát Lái từ ngày 23/3 nhưng không thể truy cập vào hệ thống hải quan điện tử để khai báo.Đến sáng ngày 12/4 khi truy cập vào hệ thống hải quan thì được thông báo toàn bộ hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4 đã được đăng ký hết.
“Cứ nghĩ ngày 11/4 (Thứ bảy) là cuối tuần nên hệ thống hải quan dừng tiếp nhận mở tờ khai và qua thứ Hai (13/4) sẽ có hướng dẫn để khai báo hải quan nhưng không ngờ hệ thống hải quan tự động lại mở vào khoảng 0h đến 3h ngày 12/4 (Chủ nhật)”, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty Việt Hưng lo lắng vì trước đó không nhận được bất kỳ thông tin, công văn hướng dẫn, thông báo nào từ phía cơ quan hải quan về thời điểm mở tờ khai hải quan. Theo ông Đôn, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo đều thực hiện đúng Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo mức dự trữ lưu thông tối thiểu. Với số lượng gạo tồn tại cảng lớn như hiện nay, doanh nghiệp không mở được tờ khai để xuất khẩu sẽ bị thiệt hại vô cùng lớn.Ngoài khoản chịu lãi vay ngân hàng, chi phí bao bì đã in cho các hợp đồng ký trước, doanh nghiệp còn phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh từ việc đóng, dỡ hàng, phí lưu container, lưu bãi tại cảng.
Thêm vào đó, việc kéo dài thời gian giao hàng cũng ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài và không đảm bảo kỳ hạn trả nợ cho ngân hàng.
Trước những khó khăn đó, doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng ưu tiên thông quan cho những lô hàng đã tồn đọng tại cảng có số container, số seal từ trước ngày 23/3/2020 và những lô hàng đang neo đậu tại cảng.Hạn ngạch xuất khẩu có giới hạn trong khi nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp lớn, do đó để tạo sự công bằng, doanh nghiệp kiến nghị phân bổ lại số lượng hạn ngạch trong tổng 400.000 tấn theo tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp vào tổng sản lượng xuất khẩu gạo năm 2019.
Cùng chung nguyện vọng, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Cần Thơ ngày 14/4 đã có đơn kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành với nội dung: Hủy toàn bộ tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ ngày 11/4 đến nay do thời gian mở tờ khai không được công khai minh bạch, khiến nhiều doanh nghiệp không nắm được thông tin để thực hiện. Doanh nghiệp này đề nghị ngành hải quan cần ưu tiên cho các doanh nghiệp khai tiếp những lô hàng đang khai dang dở vào thời điểm 23/4 và thông quan hết số lượng gạo đã nằm tại cảng.Đối với việc đăng ký tờ khai mới, hải quan cho doanh nghiệp khai mới với số lượng không hạn chế nhưng tờ khai nào khai trước thì thông quan trước đến lúc đủ hạn mức 400.000 tấn thì dừng xuất khẩu.
Trong các kỳ hạn ngạch tiếp theo cũng áp dụng tương tự. Để chia đều cơ hội cho các doanh nghiệp và tránh hiện tượng mở tờ khai “xí chỗ” trước, tờ khai nào sau 15 ngày không xuất khẩu thì phải lùi lại sau cùng, nhường chỗ cho tờ khai tiếp theo.
Theo ước tính của các doanh nghiệp, từ thời điểm tạm dừng xuất khẩu gạo (23/4/2020), lượng gạo đã đóng container và trên các tàu, xà lan cập cảng đang tồn đọng chờ mở tờ khai là khoảng 250.000 tấn. Trong đó đa phần là hàng chuẩn bị trả cho các hợp đồng ký trước có thời hạn giao hàng trong tháng 4./.>>> Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó vì không đăng ký được tờ khai hải quan
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tổng cục Hải quan kiến nghị khống chế số lượng tờ khai xuất khẩu gạo
19:24' - 14/04/2020
Tổng cục Hải quan kiến nghị việc cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên xem xét đấu thầu hạn ngạch hoặc vẫn cho trừ lùi trên hệ thống tờ khai như hiện nay nhưng phải khống chế lượng tờ khai tối đa.
-
Thị trường
Long An kiến nghị xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn sản lượng
18:26' - 14/04/2020
Sở Công Thương tỉnh Long An đề nghị Bộ Công Thương xem xét việc đề xuất của UBND tỉnh Long An về kiến nghị cho cơ chế xuất khẩu lại gạo nếp mã HS 1006.30 không giới hạn sản lượng.
-
Tài chính
Chưa mua đủ số lượng gạo dự trữ Quốc gia
13:12' - 14/04/2020
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Đỗ Việt Đức cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do nhà thầu từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.