Doanh thu xuất khẩu LNG năm 2022 của Australia vượt mức kỷ lục 59 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, năm 2022, doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Australia đã tăng vọt 86%, lên mức kỷ lục 92,8 tỷ AUD (59,4 tỷ USD), nhờ nhu cầu quốc tế mạnh mẽ, trong bối cảnh thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng, khiến giá khí đốt bị đẩy lên cao vượt dự đoán.
Dữ liệu, do công ty tư vấn năng lượng toàn cầu EnergyQuest công bố ngày 5/1, cho thấy lượng xuất khẩu LNG đạt kỷ lục 81,4 triệu tấn, đưa Australia gần như ngang bằng với Mỹ và Qatar về quy mô xuất khẩu LNG toàn cầu. Trong số các “điểm đến”, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là ba thị trường lớn nhất của LNG Australia, với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 39%, 28% và 15%
Đầu năm nay, công ty nghiên cứu Phố Wall Alliance Bernstein dự đoán giá LNG thế giới sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong năm 2023, bất chấp giá khí đốt ở châu Âu đang có xu hướng giảm nhờ thời tiết ấm hơn trong mùa Đông năm nay và mức dự trữ khí đốt dồi dào. Các nhà phân tích của Alliance Bernstein nhận định giá LNG “sẽ vẫn tăng cao vào năm 2023 trừ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine sớm chấm dứt”. Công ty dự báo nhu cầu LNG toàn cầu sẽ tăng lên 590 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030, từ mức 391 triệu tấn vào năm ngoái, và sẽ không có sự giảm bớt về nguồn cung mới cho đến năm 2025. Trong số các nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới, hai công ty của Australia là Woodside Energy và Santos được xác nhận là “những người chiến thắng” trong năm vừa qua, nhờ quy mô xuất khẩu và khoản lợi nhuận thu được. EnergyQuest cho biết so với con số 36 tỷ AUD (23 tỷ USD) lợi nhuận đạt được vào năm 2020, doanh thu xuất khẩu khí đốt của Australia đã tăng trưởng gấp ba lần chỉ trong vòng hai năm. Khoản lợi nhuận khổng lồ này được hé lộ tại cuộc đàm phán giữa đại diện ngành công nghiệp năng lượng và Chính phủ Australia về kế hoạch đưa việc áp trần tạm thời giá khí đốt trong nước trở thành quy định dài hạn. Giám đốc điều hành của EnergyQuest, Tiến sĩ Graeme Bethune, nhận định việc áp giá trần khí đốt trong nước có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu xuất khẩu LNG của Australia, khiến quy mô xuất khẩu của ngành hàng sụt giảm, trái ngược với dự kiến tăng trưởng liên tục từ Qatar và Mỹ.Nguyên nhân là do các mỏ khí đốt trưởng thành ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc của Australia sắp hết tuổi thọ và các dự án mới có thể thay thế cho chúng đã bị trì hoãn triển khai. Ngoài ra, sự can thiệp của Chính phủ Australia vào thị trường khí đốt cũng đã đặt ra một “dấu hỏi” xung quanh hoạt động đầu tư trong tương lai.
Ngày 23/12/2022, Chính phủ Australia đã chính thức áp trần tạm thời giá bán khí đốt trong nước ở mức 12 AUD (7,68USD)/gigajoule trong vòng 12 tháng. Bên cạnh đó, Canberra cũng lên kế hoạch đánh thuế một lần đối với các nhà xuất khẩu LNG trong nước như Woodside, Santos, Chevron và Shell, với kỳ vọng mang lại nguồn doanh thu thuế dùng để trợ cấp năng lượng cho người dân và ước tính giúp giảm 230 AUD trong khoản dự báo tăng giá điện vào năm 2023./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá khí đốt gia dụng tại Italy tăng gần 65%
08:04' - 04/01/2023
Mỗi hộ gia đình tại Italy trung bình phải chi 1.866 euro (1.968,63 USD) cho nguồn cung cấp khí đốt trong năm 2022, tăng 64,8% so với năm trước.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt tại châu Âu giảm mạnh
07:35' - 03/01/2023
Trong phiên giao dịch ngày 2/1, giá khí đốt hợp đồng giao tháng 2 trên sàn TTF ở Hà Lan xuống còn 73 euro/MWh, giảm 50% so với một tháng trước và là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
11:12'
Giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.