Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5. Động thái này được đưa ra sau khi Ủy ban Quản lý thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) kết luận rằng các biện pháp bảo vệ là cần thiết để đối phó với sự gia tăng đột biến của lượng thép nhập khẩu, gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp thép nội địa.
Theo thông báo trên Công báo Chính phủ, ITAC đã chỉ ra rằng lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Nam Phi đã tăng tới 105% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023. Đáng chú ý, gần một nửa lượng nhập khẩu này có nguồn gốc từ Trung Quốc (49,1%), 22% từ Liên minh châu Âu (EU) và 6,7% từ Mỹ.
Dựa trên những phát hiện này, ITAC đã khuyến nghị DTIC áp dụng mức thuế tự vệ giảm dần trong 3 năm. Cụ thể, mức thuế sẽ là 13% trong năm đầu tiên, giảm xuống 11% trong năm thứ hai và còn 9% trong năm thứ ba. Các biện pháp này sẽ áp dụng cho hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, ngoại trừ các nước đang phát triển có lượng hàng xuất khẩu thép cán nóng sang Nam Phi không vượt quá 3% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này, hoặc tổng cộng không vượt quá 9% tổng lượng nhập khẩu.
ITAC nhấn mạnh rằng việc áp dụng các biện pháp trên là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh nước ngoài và ngăn chặn tình trạng nhập khẩu tăng đột biến, đe dọa hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, ủy ban này cũng lưu ý rằng đây chỉ là các biện pháp tạm thời, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp thép nội địa có thời gian điều chỉnh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trước đó, vào tháng 2/2024, Hiệp hội Công nghiệp Sắt và Thép Nam Phi (SAISI) đã đệ đơn yêu cầu điều tra về hành động khắc phục dưới hình thức biện pháp tự vệ đối với việc tăng nhập khẩu thép cán nóng, thay mặt cho nhà sản xuất thép ArcelorMittal Nam Phi, một trong những nhà sản xuất chính của sản phẩm này tại Liên minh Hải quan miền Nam châu Phi (SACU).
Trong quá trình điều tra, ITAC đã phát hiện ra rằng những diễn biến khó lường như tình trạng cung vượt cầu trên toàn cầu đã gây ra những tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất trong khu vực SACU, bao gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Lesotho và Eswatini. Phán quyết sơ bộ của ITAC vào ngày 5/7/2024 cũng khẳng định rằng sự gia tăng về khối lượng nhập khẩu thép cán nóng diễn ra trong thời gian gần đây là đủ đột ngột, đủ mạnh và có quy mô lớn để áp dụng các biện pháp tự vệ, đồng thời ngành công nghiệp SACU đang phải chịu những tổn hại nghiêm trọng.
Thép cán nóng là sản phẩm được xử lý ở nhiệt độ trên 972°C để đạt được độ bền và độ dẻo cần thiết. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm kỹ thuật thông thường như thùng chứa, thiết bị khai thác mỏ, ống khoan lớn và nhỏ, thiết bị san lấp mặt bằng, bình gas, xe kéo, bồn chứa nước và nhiều ứng dụng khác.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu
09:14' - 26/04/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13'
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.