Đổi thay nơi “đỉnh trời” La Pán Tẩn
Xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, nằm trên đỉnh Khau Phạ, một trong “tứ đại đỉnh đèo”, cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Trước đây, La Pán Tẩn từng được coi là thủ phủ trồng cây thuốc phiện.
Giờ đây, trên mảnh đất đỉnh trời Tây Bắc này, những ruộng bậc thang mướt xanh ngô, lúa cho thấy, cuộc sống của người dân La Pán Tẩn đang thay đổi từng ngày.
Ông Hảng Xáy Chông, Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn cho biết, những năm 1995 - 1996 trở về trước, khắp vùng núi La Pán Tẩn này là thuốc phiện, nhà nhà trồng thuốc phiện, người người nghiện thuốc phiện. Khi có lệnh cấm thuốc phiện, La Pán Tẩn đã phải bước vào một cuộc chiến đấu thực sự.
Bởi khi đó, gần 80% dân số trong xã nghiện thuốc phiện, nhiều người nghiện có thâm niên nên việc xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện và tiến hành cai nghiện tổng thể là việc làm quá sức tưởng tượng.
Ông Giàng Chứ Ly, nguyên Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn, tham gia “cuộc cách mạng” xóa bỏ cây thuốc phiện ở La Pán Tẩn ngay từ những ngày đầu, nhớ lại: Thuốc phiện khi đó là nguồn kinh tế chính, được sử dụng, tiêu thụ hợp pháp, thậm chí còn được dùng làm sính lễ trong cưới hỏi, là vật trao đổi có giá trị trong đời sống, sinh hoạt.
Việc loại bỏ cây thuốc phiện thời gian đầu khó khăn vô cùng. Với người Mông, chính sách chủ yếu phải là vận động, can thiệp dần dần chứ không thể áp đặt được.
Theo đó, cán bộ được cử vào từng bản, gặp trưởng bản, những người có uy tín để vận động, thuyết phục họ, sau đó kiểm kê diện tích các hộ trồng, số người nghiện; rồi cấm mua bán, những người kinh doanh bị quản lý chặt...
Lúc đầu người dân phản ứng rất quyết liệt nhưng dần dần họ cũng nhận thức được tác hại của cây thuốc phiện. Công cuộc loại trừ cây thuốc phiện ở La Pán Tẩn kéo dài gần 20 năm, bị triệt phá rồi tái trồng. Đến năm 2010, cây thuốc phiện mới được loại bỏ hoàn toàn.
Vừa tất bật với việc giám sát ngôi nhà sàn đang xây để làm dịch vụ du lịch homestay, ông Giàng Chứ Ly vui mừng cho biết, từ khi thoát khỏi màn khói mộng mị của thuốc phiện, La Pán Tẩn đang thay da đổi thịt từng ngày.
Việc học hành của con em được quan tâm hơn, vụ Đông Xuân cũng được chú trọng nên không còn thiếu đói như trước. Dù vẫn còn nhiều hộ nghèo nhưng trong xã cũng có nhiều gia đình đang từng bước vươn lên làm kinh tế.
Những ruộng bậc thang thuốc phiện khi xưa nay đã được thay thế bằng lúa, ngô, cải dầu, thảo quả… No ấm dần hiện hữu trên mảnh đất dù vẫn còn nhiều gian khó này.
Từ khi về nghỉ hưu, ông Ly trở thành gương sáng ở bản, ở xã trong phát triển kinh tế gia đình. Là một trong những người có uy tín của xã, ông Ly luôn đi đầu trong việc tìm hướng đi mới trong làm ăn, cùng vận động bà con làm theo để thoát nghèo.
Với 10 con trâu, bò; hơn 5.000 m2 cải dầu; vườn thảo quả mỗi năm cho thu hoạch hơn 10 triệu đồng; mỗi vụ lúa, ngô đều cho 5-6 tấn… tổng thu nhập một năm từ sản xuất nông nghiệp của gia đình ông Ly là hơn 100 triệu đồng.
Ông Ly cho biết, ở La Pán Tẩn, người Mông đang dần thay đổi cách nghĩ, cách làm. Không chỉ tích cực tham gia sản xuất mà còn biết kết hợp vừa làm nông nghiệp, vừa tạo ra các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch.
Ngoài mùa lúa chín, gần 100 ha cải dầu trồng trên những mảnh đất khô cằn sẽ phủ vàng thêm các triền ruộng bậc thang. Nhiều du khách sẽ tìm đến với “đỉnh trời” La Pán Tẩn. Du lịch sẽ là hy vọng để La Pán Tẩn thoát nghèo.
Anh Hảng A Lồng, bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn, cho biết: Ngoài trồng lúa, năm nay anh Lồng đã đưa hơn 1.000 m2 đất lúa một vụ vào trồng cải dầu. Cải dầu không chỉ cho hạt mà còn tạo cảnh quan đẹp, vào mùa hoa cải sẽ thu hút nhiều du khách.
La Pán Tẩn nổi tiếng với những ruộng bậc thang vốn được coi là kì công trong lao động, sáng tạo của người dân nơi đây. Từ khi lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức, nhiều du khách đã tìm đến với mảnh đất này.
Nhiều gia đình ở La Pán Tẩn đã tham gia phát triển dịch vụ homestay, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Ông Hảng Xáy Chông, Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn chính là người đầu tiên khởi xướng phát triển dịch vụ homestay nhằm giúp bà con trong xã phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống, cũng là để giúp du khách hiểu hơn về nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông ở La Pán Tẩn.
Ông Chông vui mừng cho biết, toàn xã La Pán Tẩn hiện có 750 hộ dân với khoảng gần 5.000 nhân khẩu. Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, chiếm 99% và sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Cuộc sống của người dân ở đây đã thay đổi, đường bê tông vào đến tận bản; trạm xá, trường học, trụ sở, nhà cộng đồng đều được xây mới khang trang. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn khoảng 65%, dù vẫn còn cao nhưng đó là một kỳ tích khi mà trước kia tất cả các hộ dân trong xã đều thuộc diện hộ nghèo./.
- Từ khóa :
- La Pán Tẩn
- Mù Cang Chải
- Yên Bái
- đỉnh Khau Phạ
Tin liên quan
-
Tin ảnh
Lạc trôi đến vùng đất đầu tiên tại Việt Nam trồng được hoa anh đào
06:02' - 13/01/2017
Mường Phăng, Điện Biên, nơi đầu tiên tại Việt Nam nhân giống và trồng được cây hoa anh đào.
-
Tin ảnh
Việt Nam lọt top 10 điểm du lịch hút khách nhất thế giới
06:32' - 09/01/2017
Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, kênh du lịch Discovery mới đây đã bình chọn 10 điểm hứa hẹn thu hút du khách nhất thế giới.
-
Tin ảnh
Ngắm biển mây đẹp mê hồn trên núi Bạch Mộc Lương Tử
07:13' - 26/12/2016
Bạch Mộc Lương Tử, chỉ nghe thôi đã đủ tò mò và hấp dẫn lạ kỳ, đặc biệt đối với những người yêu thích "dịch chuyển" và chinh phục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới về thu phí hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long
16:22'
Ngày 26/4, Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông tin về việc triển khai thu phí đối với các hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long theo Nghị quyết số 51/2025/NQ-HĐND ngày 26/2/2025 của HĐND tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực
15:37'
Ngày 26/4, tại Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố và khai mạc triển lãm 50 tác phẩm văn học nghệ thuật, 50 công trình, cụm công trình và 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của Thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt nhóm đối tượng sản xuất và buôn bán số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật giả
15:34'
Ngày 26/4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật.
-
Kinh tế & Xã hội
Hai tàu hàng va chạm trong đêm, cảnh báo tràn dầu trên sông
14:48'
Ngày 26/4, UBND huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã có báo cáo nhanh về vụ va chạm giữa 2 tàu chở hàng tại khu vực sông Lòng Tàu, xảy ra tối 25/4, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
-
Kinh tế & Xã hội
Thách thức và định hướng phát triển của Hải quan, Cục Thuế khu vực XVI
14:29'
Sự sáp nhập các đơn vị hải quan và thuế khu vực XVI là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hải quan tại ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội chỉnh trang hạ tầng đô thị chào mừng 50 thống nhất đất nước
13:03'
Ngày 26/4 Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lễ 30/4-1/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Tây Ninh
12:35'
Ngày 26/4, tỉnh ủy Tây Ninh công bố Quyết định số 2063-QĐNS/TW của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Đoàn Trung Kiên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Lật xe khách ở Tam Đảo: Hai người tử vong, nhiều người bị thương
12:19'
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, một vụ lật xe khách vừa xảy ra vào sáng 26/4 tại đường lên thị trấn Tam Đảo khiến nhiều người thương vong.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh khởi công mở rộng đường Nguyễn Thị Định kinh phí 2.000 tỷ đồng
10:51'
Đường Nguyễn Thị Định đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy dài gần 2km sẽ được mở rộng với kinh phí đầu tư 2.000 tỷ đồng. Dự án được UBND thành phố Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) khởi công sáng 26/4.