Đông Á có thực sự chiến thắng COVID-19?
Cách duy nhất để đảm bảo thành công liên tục trong năm 2021 và những năm sau đó là củng cố nền kinh tế của những nước này trước những rủi ro không thể kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt.
Đó là nhận định của Giáo sư Lee Jong-Wha, Đại học Hàn Quốc trong một bài phân tích gần đây trên trang Malaysiakini. Giáo sư Lee là chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và là cố vấn kinh tế quốc tế cao cấp cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Những số liệu ấn tượngCác nước Đông Á đã làm rất tốt trong việc quản lý đại dịch COVID-19 và hạn chế các tác động kinh tế của nó. Tuy nhiên, với những rủi ro và bất ổn đáng kể đang còn tồn tại, vẫn còn quá sớm để nói rằng khu vực này sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng và là người chiến thắng trên toàn cầu.Hồ sơ chống dịch của Đông Á chắc chắn là rất ấn tượng. Năm 2020, hơn 101 triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và hơn 2,1 triệu người đã tử vong trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt và việc đeo khẩu trang phổ biến, các nước Đông Á có tỷ lệ nhiễm và tử vong do COVID-19 thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến của châu u và Mỹ.Tương tự như vậy, trong khi nền kinh tế thế giới suy giảm 4,3% - mức suy thoái sâu nhất kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới II - các quốc gia đang phát triển ở châu Á nói chung vẫn duy trì mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dương, như Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam… đặc biệt là Trung Quốc khi nước này báo cáo mức tăng trưởng 6,5% trong quý IV/2020. Nhu cầu bên ngoài gia tăng đối với mặt hàng công nghệ, hàng hóa điện tử và vật tư y tế đã giúp hạn chế tổn thất xuất khẩu của khu vực.Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hy vọng việc triển khai vaccine rộng rãi sẽ mang đến triển vọng phục hồi toàn cầu hình chữ V (chỉ giai đoạn suy giảm ngắn và nền kinh tế phục hồi về mức trước suy thoái rất nhanh chóng), với sản lượng tăng khoảng 4%. Tuy nhiên, Đông Á được kỳ vọng sẽ vượt trội hơn tất cả các khu vực khác, trong đó Trung Quốc với dự kiến tăng trưởng 7,9% được hy vọng sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng trung bình khu vực lên 7,4%.Những dự báo “đầy kỳ vọng” này - cùng với tính thanh khoản dồi dào do mở rộng tài khóa và tiền tệ chưa từng có - đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đẩy giá cổ phiếu của Đông Á lên mức cao nhất trong lịch sử.Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tăng 67% so với mức thấp nhất hồi 3/2020, vượt qua mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 5/1991, ngay trước khi tình trạng bong bóng bất động sản bị vỡ. Chỉ số thị trường châu Á – Thái Bình Dương MSCI (không bao gồm Nhật Bản) cũng đã tăng 80% kể từ tháng 3/2020, vượt xa so với tất cả các thị trường mới nổi khác.
Các nhà đầu tư và nhà phân tích dường như tin tưởng rằng các nước Đông Á - đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia - sẽ có thể kiểm soát được dịch bệnh, đạt được sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và duy trì các biện pháp kích thích kinh tế. Điều này sau đó sẽ dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao chưa từng có rồi tiếp đến là giá cổ phiếu cũng tiến mạnh mẽ.Thách thức phía trước Trước hết, đại dịch còn lâu mới kết thúc, với nhiều quốc gia phải đối mặt với đợt lây nhiễm thứ hai hoặc thứ ba. Điều đó bao gồm các quốc gia ở Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, tất cả đều đã buộc phải tái áp đặt các biện pháp cứng rắn. Hơn nữa, việc triển khai vaccine nhanh chóng – yếu tố mà những dự báo phục hồi lạc quan phụ thuộc vào - không được đảm bảo và nhiều quốc gia Đông Á đang có một khởi đầu chậm chạp.Trong khi đó, rủi ro tài chính và tài chính đang gia tăng. Chi tiêu tài khóa quy mô lớn và chính sách nới lỏng tiền tệ đã thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế từ những tác động của COVID-19. Song chính những yếu tố này cũng khiến thâm hụt và tỷ lệ nợ tính trên GDP tăng cao trên toàn cầu.Đối với các nền kinh tế Đông Á, vốn có tỷ lệ nợ tương đối thấp, việc vay nợ cao hơn không phải là mối quan tâm ngay lập tức. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng giảm và dân số già đang là mối đe dọa đối với tính bền vững tài khóa trung hạn.
Đối với các nền kinh tế châu Á mới nổi và có thu nhập trung bình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến vị thế tài khóa của các chính phủ sẽ tiếp tục suy yếu. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lưu ý, xu hướng này sẽ khó có thể đảo ngược, căn cứ vào việc khó có thể rút hỗ trợ tài khóa một cách nhanh chóng.Cùng thời điểm đó, việc thanh khoản tăng lên đang kích thích tâm lý thích rủi ro, khiến giá tài sản tăng nhanh. Hiện một số quốc gia Đông Á, bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc, đang phải vật lộn để kiềm chế bong bóng bất động sản ở các thành phố lớn, bất chấp các quy định chặt chẽ hơn về thế chấp.Một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng sự điều chỉnh thị trường chứng khoán sắp xảy ra, mặc dù những người khác cho rằng tỷ lệ lãi suất thực thấp và tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ cho thấy giá cổ phiếu cao thời nay.Trong mọi trường hợp, những kỳ vọng về việc bình thường hóa chính sách tài khóa và tiền tệ sau sự hồi sinh của nền kinh tế và lạm phát có thể khiến giá cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh. Và việc rút vốn thanh khoản quy mô lớn khỏi các nền kinh tế thị trường mới nổi có thể gây ra thảm họa cho những nền kinh tế châu Á vốn chịu nhiều tác động của dòng vốn nước ngoài ngắn hạn.Sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc khiến khu vực đối mặt với nhiều rủi ro hơn nữa. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng khẳng định rằng nước này cần phải “cứng rắn” với Trung Quốc, cáo buộc nước này “đánh cắp” công nghệ và tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ.Điều này cho thấy rằng ông có thể ủng hộ và thậm chí tăng cường cách tiếp cận đối kháng của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Trung Quốc. Nếu kịch bản này thành hiện thực, triển vọng kinh tế của Đông Á có thể trở nên ảm đạm.
Để đạt được thành công sau đại dịch, các nhà hoạch định chính sách Đông Á sẽ phải điều hướng tất cả những rủi ro này, đồng thời quản lý những chuyển đổi sâu sắc về kinh tế và xã hội. Đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, đẩy mạnh số hóa và các ngành công nghiệp chưa phát triển. Nó cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập và bất mãn xã hội. Những lời kêu gọi về những hệ thống bền vững, bình đẳng hơn đang lớn hơn bao giờ hết.Giữa bối cảnh đó, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 chỉ là bước đầu tiên. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải đặt nền tảng để tăng trưởng dài hạn tốt hơn, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào bảo trợ xã hội, số hóa, giáo dục và đào tạo kỹ năng và năng lượng xanh./.- Từ khóa :
- trung quốc
- hàn quốc
- nhật bản
- đông á
- đông nam á
- covid 19
- đông nam á
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hàn Quốc áp dụng biện pháp giảm tiếp xúc trong đi lại dịp Tết Nguyên đán
18:00' - 03/02/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 3/2, Bộ Địa chính và Giao thông Hàn Quốc cho biết đã có đối sách đặc biệt nhằm giảm lưu lượng di chuyển và sự tiếp xúc của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tài khóa 2020
08:03' - 03/02/2021
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2020 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021), đồng thời duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.
-
Kinh tế Thế giới
Gian nan con đường phục hồi kinh tế toàn cầu
13:23' - 29/01/2021
Theo nhận định của nhiều lãnh đạo và chuyên gia tại Hội nghị diễn đàn trực tuyến WEF 2021, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn chưa có gì chắc chắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.