Đồng hành cùng người nghèo phát triển kinh tế
Chủ trương xã hội hóa giảm nghèo từ các hoạt động tín dụng chính sách xã hội đang được xem là bước đi hiệu quả, thiết thực, góp phần giảm nghèo hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Hàng nghìn người nghèo, gia đình chính sách đã được hỗ trợ, tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững.
Từ một hộ nghèo của xã miền núi Sơn Tây, anh Đinh Văn Sinh đã chính thức thoát nghèo từ những đồng vốn vay của ngân hàng chính sách. Nhờ nguồn vốn ưu đãi, anh Sinh mạnh dạn khai hoang 15 ha đất đồi để trồng keo.Từ năm 2015 đến nay, bình quân mỗi năm gia đình anh Sinh thu lợi hơn 100 triệu đồng từ mô hình trồng keo. Cây keo là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi nên phát triển khá tốt, cho thu hoạch thường xuyên.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, nên hằng năm, anh Sinh tiếp tục mở rộng trồng thêm 3 ha sắn, 1 ha cau; xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt… Chăm chỉ làm ăn, chỉ trong vòng 4 năm gia đình anh Sinh không chỉ thoát nghèo bền vững, mà còn trở thành nông dân trẻ tiêu biểu của địa phương trong phát triển kinh tế. Anh Sinh cho biết, ngoài nguồn vốn ưu đãi, anh còn được hướng dẫn tận tình kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, gia đình anh đã dần có của ăn, của để. Anh Sinh mong sẽ có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa để giúp người dân miền núi phát triển kinh tế gia đình. Ngoài hộ gia đình Sinh, còn rất nhiều hộ thoát nghèo từ những đồng vốn chính sách như thế này. Có thể kể đến, gia đình ông Hồ Văn Sang người dân tộc Kor ở Trà Bồng. Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Trà Bồng, Anh Sang đã mạnh dạn mua bò sinh sản.Sau khi bò đẻ, anh có thêm vốn để đầu tư trồng cây 2 ha keo đất đồi mà anh khai hoang. Đế nay, rừng keo của anh Sang đã cho thu hoạch lứa đầu lãi 20 triệu đồng, đàn bò đã tăng lên 4 con. Gia đình anh Sang đã vượt qua ngưỡng nghèo và tiếp tục được Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 30 triệu đồng theo chương trình dành cho hộ cận nghèo.
Ngoài ra, tại các huyện miền núi như: Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long, Sơn Hà… người dân cũng đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào trồng cam, trồng bưởi, nuôi gà, lợn, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ… đem lại hiệu quả kinh tế.Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đạt trên 3.400 tỷ đồng để phân bổ về cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng so với năm 2015 với trên 95.000 lượt người dân còn dư nợ; trong đó, 23.000 hộ cận nghèo còn dư nợ với gần 920 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ; 16.000 lượt hộ nghèo vay vốn với gần 560 tỷ đồng.Riêng doanh số cho vay giai đoạn 2016 - 2019 đạt 652 tỷ đồng với hơn 19.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, tạo được nguồn vốn quay vòng cho nhiều hộ nghèo trong khu vực.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn giúp cho hàng nghìn lượt người dân ở các vùng khó khăn hoặc các hộ mới thoát nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, các chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… đã giúp cho hàng nghìn lượt người được tiếp cận. Ông Trần Duy Cường, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cho biết, từ những đóng góp thiết thực của nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 15,19% năm 2015 xuống còn 7,69% năm 2019 và tỷ lệ hộ cận nghèo từ 8,84% năm 2015 xuống còn 7,21% năm 2019. Từ nguồn vốn này, các đối tượng chính sách có nguồn vốn với lãi suất thấp, người nghèo ở nông thôn không phải lo nạn “tín dụng đen”. Hơn nữa, tại 184 điểm giao dịch ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đều có hệ thống bảng biển công khai về các chương trình tín dụng chính sách, công khai danh sách người vay vốn... từ đó người dân có thể dễ dàng tìm hiểu và giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhờ đó người dân cũng có ý thức, trách nhiệm hơn đối với khoản vay của mình để sử dụng vốn có mục đích, tạo thói quen dành dụm tiết kiệm và nhân rộng nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngành ngân hàng bị tác động như thế nào bởi dịch COVID-19?
17:38' - 25/04/2020
Tác động của dịch COVID-19 đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ toàn hệ thống.
-
Ý kiến và Bình luận
Dịch COVID-19: Thu nhập ngành ngân hàng dự báo giảm ít nhất từ 30-34 nghìn tỷ đồng
08:00' - 25/04/2020
Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thu nhập hoạt động của các tổ chức tín dụng năm 2020 dự báo sẽ giảm ít nhất là khoảng 30-34 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Giảm phí ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
19:54' - 16/04/2020
Từ 10/4 đến 31/12/2020, NAPAS miễn phí xử lý giao dịch và phối hợp với Vietcombank giảm đến 35% phí thanh toán cho dịch vụ Cổng thanh toán điện tử và Hỗ trợ thu hộ, chi hộ với doanh nghiệp vận tải.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.