Đồng kip thấp kỷ lục - "cơn gió ngược" cho kinh tế Lào
Làn sóng mất giá mới nhất của đồng kip Lào bắt đầu vào tháng 8/2020, trùng với thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, mang đến những thách thức kinh tế to lớn cho kinh tế toàn cầu nói chung và Lào nói riêng. Sự mất giá của đồng kip trong thời gian qua là rất đáng kể và đà mất giá đến nay vẫn chưa dừng lại, điều đang đặt ra thách thức đáng kể cho sự ổn định của kinh tế Lào.
Nếu vào thời điểm đầu tháng 8/2020, giá đồng kip bán ra tại các ngân hàng thương mại của Lào chỉ ở mức 8.868 kip Lào đổi 1 USD và 300 kip đổi 1 baht, thì đến tháng 5/2024, con số này đã tăng gần gấp 3 lần so với USD và hơn gấp 2 lần so với đồng baht.
Theo Laotiane Times, Ngân hàng Nhà nước Lào ngày 7/5/2024 ấn định tỷ giá hối đoái ở mức 21.391 kip đổi 1 USD và 596,90 kip đổi 1 baht Thái. Trong khi các ngân hàng thương mại tại nước này bán ở mức giá 21.393 kip đổi 1 USD và 657,90 kip đổi 1 baht, thì tỷ giá ngoài thị trường chợ đen lại cao hơn rất nhiều, lần lượt lên tới trên 24.000 kip đổi 1 USD và trên 666 kip đổi 1 baht.Một số yếu tố đã và đang góp phần dẫn tới sự mất giá của đồng kip, trong đó không thể không kể tới tình trạng thâm hụt thương mại của Lào. Việc phải phụ thuộc vào nhập khẩu một phần đáng kể nhiên liệu và hàng hóa tiêu dùng, khiến Lào bị nhập siêu ba tháng liên tiếp trong đầu năm nay.Báo cáo của Tổng cục Thống kê Lào mới đây cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 4/2024 của nước này là 24,92%, dù có giảm nhẹ so với tháng 3/2024 là 24,98%, nhưng con số này vẫn là rất cao. Báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng nhận định áp lực lạm phát tại Lào sẽ tiếp tục tồn tại do tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra.Thách thức cấp bách này đã khiến người dân Lào gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là đối với những người lao động có mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày do lương thấp và đồng tiền mất giá. Hậu quả đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong nước khi nhiều người lao động ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt là ở Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản.Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Lào đã cam kết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng và sản phẩm có thể sản xuất được tại Lào. Ngân hàng Nhà nước Lào gần đây cũng đưa ra quy định mới, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài, trong vòng 15 ngày kể từ khi có được giấy phép kinh doanh, phải mở một tài khoản Ngân hàng Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) bằng đồng kip Lào hoặc ngoại tệ chuyển đổi.Theo Laotiane Times, bất chấp những nỗ lực trên, xu hướng mất giá của đồng kip Lào có thể vẫn tồn tại, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực phối hợp hơn để giải quyết vấn đề cấp bách này.- Từ khóa :
- lào
- kinh tế lào
- đồng kip lào
- đông nam á
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kết nối đường sắt Trung Quốc - Lào - Thái Lan - Malaysia
21:15' - 04/05/2024
Chuyến tàu hàng cao tốc từ Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc mới đây đã khởi hành và đang trên đường đến Malaysia.
-
Đời sống
Lào ghi nhận nhiệt độ cao nhất Đông Nam Á
09:38' - 02/05/2024
Mấy ngày qua nhiệt độ ngoài trời đo được ở Lào đã lên đến 47 độ C, là mức nhiệt cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, cao hơn cả Campuchia (44 độ C), Thái Lan (43 độ C) và Việt Nam (42 độ C).
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng lạm phát giá cả hàng hóa tại Lào vẫn tiếp tục tăng
20:25' - 30/04/2024
Tỷ lệ lạm phát tháng 4 của Lào vẫn ở mức cao 24,9% và gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam đứng vị trí thứ hai về lượng du khách đến Lào
19:45' - 30/04/2024
Trong quý I/2024, Lào đã đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách đến từ Việt Nam đông thứ hai.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hỗ trợ tài chính cho Lào cải tạo đường cao tốc nối với Việt Nam
07:53' - 19/04/2024
Nội các Thái Lan đã phê duyệt gói hỗ trợ 1,8 tỷ baht cho Lào để bảo trì, cải tạo Đường cao tốc R12 để rút ngắn thời gian từ tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), qua Lào, đến biên giới Việt Nam ở Quảng Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30'
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30'
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.