Động lực nào giúp doanh nghiệp bán lẻ phục hồi cuối năm?
Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, bằng cách quan sát xu hướng doanh thu của các công ty quốc tế trong 3 ngành hàng chính gồm: thời trang và phụ kiện; mỹ phẩm; dịch vụ nhà hàng và quầy uống, VCSC tin tưởng rằng tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam được kiểm soát phần lớn và Chính phủ bắt đầu mở cửa trở lại tất cả các hoạt động kinh tế, ngành bán lẻ sẽ trải qua sự phục hồi mạnh mẽ. Kỳ vọng này một phần được thúc đẩy bởi xu hướng "mua sắm bù", được định nghĩa là người tiêu dùng bù đắp thời gian đã mất bằng việc gia tăng chi tiêu.
VCSC đã chọn các công ty hàng đầu với danh mục thương hiệu toàn cầu và mạng lưới bán lẻ rộng khắp để đưa ra xu hướng bán hàng phổ biến nhất giai đoạn 2018-2021. Tất cả các công ty được chọn đều có doanh số giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2020 (đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên trên toàn cầu) và sau đó đều ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối 2020 và 6 tháng 2021. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, nhóm ngành bán lẻ sẽ được hưởng lợi lớn khi nhu cầu tiêu dùng cuối năm của người dân tăng cao. Sau khi kết thúc giãn cách, nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén nhiều tháng qua sẽ bùng nổ. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm nhiều dịp lễ cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy mua sắm và chi tiêu. Nhờ đó, các ngành hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống sẽ hồi phục nhanh trong quý IV. *Dấu hiệu phục hồi Thực tế, nhìn vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có thể thấy rõ những dấu hiệu phục hồi của ngành bán lẻ. Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú nhuận (mã chứng khoán: PNJ), sau thời gian ảm đạm, PNJ đã “lấp lánh” trở lại từ tháng 10. PNJ báo cáo doanh thu sơ bộ tháng 10/2021 tăng trưởng ở mức từ 12-15% so với tháng 10/2020, củng cố đà phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn giãn cách xã hội. Trước đó trong quý III/2021, doanh thu của doanh nghiệp này chỉ đạt 877 tỷ đồng, giảm 77,6% so với cùng kỳ năm 2020 do 80% cửa hàng phải đóng cửa khoảng 10 tuần đến giữa tháng 9/2021 vì trạng thái giãn cách xã hội. Do đó, PNJ ghi nhận khoản lỗ ròng 160 tỷ đồng, trong khi quý III/2020 công ty lãi ròng 202 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, PNJ công bố doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 12.514 tỷ đồng và 576 tỷ đồng; tăng 7,3% về doanh thu, nhưng giảm 10,3% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng cho rằng, giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 là mùa cao điểm cho mua sắm bởi đây là mùa cưới và mùa lễ hội. Kết quả kinh doanh của PNJ sẽ tích cực trong quý IV khi 94% số cửa hàng PNJ trên cả nước đã mở cửa trở lại từ đầu tháng 10. Nhu cầu mua nhẫn cưới, trang sức để tham gia sự kiện kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này. Ngoài ra, sau các đợt giãn cách kéo dài và phải chịu bức bối, kìm nén về tâm lý, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay để bù đắp cho giai đoạn trước. Trên thị trường chứng khoán, dù PNJ có những phiên điều chỉnh mạnh trong những phiên gần đây, nhưng tính chung từ cuối tháng 9 đến hết phiên 19/11, cổ phiếu PNJ vẫn tăng hơn 3,6%. Một doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ là Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) cũng chịu thua lỗ trong quý III/2021. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 24.333 tỷ và 785 tỷ giảm; lần lượt giảm 5% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động dựa trên kỳ vọng, doanh nghiệp chiếm được thị phần từ các chuỗi bán lẻ dừng hoạt động do thua lỗ trong thời gian giãn cách. Bên cạnh đó là việc doanh nghiệp tiếp tục kế hoạch gia tăng số cửa hàng, mở rộng thị phần và toàn bộ hệ thống cửa hàng mở cửa trở lại. Trên thị trường chứng khoán, MWG chốt phiên 19/11 ở mức 139.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 8,7% so với chốt phiên giao dịch cuối tháng 9. Giới phân tích cho rằng, sự phát triển vĩ mô của Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ trong tương lai. Mức tăng trưởng cao về thu nhập ròng trên đầu người tiếp tục thúc đẩy chi tiêu trong tương lai của người tiêu dùng Việt Nam. Xu hướng này sẽ dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm, dịch vụ mới. Dân số trẻ và dân số thành thị ngày càng tăng của Việt Nam cũng tạo đà cho sự thâm nhập cao hơn của hệ thống bán lẻ hiện đại trong dài hạn./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Báo cáo lạc quan của ngành bán lẻ giúp Phố Wall đi lên phiên 16/11
08:27' - 17/11/2021
Báo cáo lạc quan của ngành bán lẻ báo hiệu “sức khỏe” của người tiêu dùng vẫn ổn định và giúp giảm bớt lo ngại về việc Fed có thể có biện pháp quyết liệt hơn khi đối mặt với lạm phát gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
Cơ hội cho ngành bán lẻ trong đại dịch COVID-19
08:15' - 15/08/2021
Thực tế cho thấy, trong thời gian dịch bệnh, lượng hàng mua online tăng gấp nhiều lần so với trước đó và tăng so với kênh bán hàng trực tiếp.
-
Phân tích doanh nghiệp
FPT Retail và tham vọng dẫn đầu ngành bán lẻ dược phẩm
09:45' - 31/07/2021
FPT Retail đang tập trung mở rộng vùng phủ và xây dựng chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng trưởng bền vững vì doanh nghiệp đang có cơ hội dẫn đầu thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.