Động lực phát triển kinh tế từ hạ tầng giao thông
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ vẫn còn hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
Do đó, để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung thì “giao thông phải đi trước một bước”, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hiện tại, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai. * Giao thông đi trướcTheo thống kê hiện nay, đường bộ tỉnh Đắk Lắk có tổng chiều dài hơn 16.000 km; trong đó, có 7 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài đang khai thác hơn 684 km với các tuyến trọng điểm như Quốc lộ 14 nối với Gia Lai (phía Bắc) - Đắk Nông (phía Nam); Quốc lộ 26 nối với Khánh Hòa; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng; Quốc lộ 29 nối với Phú Yên - Cửa khẩu Đắk Ruê (phía Tây tỉnh); Quốc lộ 19C nằm phía Đông tỉnh và nối với Phú Yên…
Tỉnh có 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 351,3 km; đường huyện có chiều dài hơn 1.556km/117 tuyến; đường xã có chiều dài hơn 3.220 km/1.041 tuyến và một Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
Mạng lưới giao thông của tỉnh hiện đã đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận chuyển hàng hóa, song so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì vẫn còn hạn chế khi hệ thống đường giao thông phát triển chưa ngang tầm với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt, các tuyến đường quốc lộ như 26, 27, 29 nối Đắk Lắk với các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ đang bộc lộ hạn chế, một số tuyến đường, cây cầu xuống cấp, quy mô đường nhỏ, hẹp chưa đồng bộ gây “tắt nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong giai đoạn sắp tới. Ông Phạm Đông Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Ô tô An Phước, đặc thù sản xuất kinh tế của tỉnh Đắk Lắk là nông sản thô, khối lượng lớn, chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay các tuyến đường quốc lộ kết nối tỉnh Đắk Lắk với vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ còn khá dài, lòng vòng, ít làn xe.Do đó, việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp đi và đến Đắk Lắk gặp hạn chế về cả thời gian lẫn chi phí vận chuyển.
Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Bởi vậy, để tạo bước đột phá, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới hệ thống giao thông nội tỉnh, nội vùng và liên vùng phải “đi trước một bước” nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của hiện tại và phù hợp với tương lai.
Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk Lê Công Du, hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh vẫn đang một số hạn chế gây khó khăn trong quá trình phát triển.Để phát triển hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ nguồn lực đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Dự án đường bộ cao tốc Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Gia Nghĩa (Đắk Nông);
Phú Yên – Đắk Lắk; Liên Khương (Lâm Đồng) – Buôn Ma Thuột và 4 dự án đường giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên. Đồng thời, đề xuất nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông là nhiệm vụ chiến lược, khâu đột phá, vừa cấp bách vừa lâu dài, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày 24/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các vùng kinh tế trong tỉnh và kết nối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa tỉnh Đắk Lắk từng bước xứng đáng vị trị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết 09-NQ/TU cũng đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, tập trung làm tốt công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, gắn kết đồng bộ với hệ thông quốc lộ, cao tốc nhất là giao thông kết nối vùng Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế, hành chính, khu công nghiệp, điểm du lịch, cửa khẩu. Cùng đó, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút đầu tối đa nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ địa phương; tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như ODA, ADB, WB để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ… * Ngang tầm vị tríTheo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên", để quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thành phố Buôn Ma Thuột xứng tầm với đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, UBND tỉnh Đắk Lắk đang chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Trong đó chú trọng đến nội dung tích hợp quy hoạch ngành giao thông vận tải và bám sát theo nội dung Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.
Theo đó, để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đang triển khai các dự án trọng điểm để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như đầu tư 4 dự án giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên.Đặc biệt, đang triển khai thủ tục thực hiện dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Đây là dự án được Trung ương, địa phương và nhân dân rất quan tâm, kỳ vọng tuyến đường này sẽ khai thông nhiều “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, góp phần đưa thành phố Buôn Ma Thuột xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận của Bộ Chính trị.
Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km có điểm đầu tại khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); điểm cuối giao cắt tại đường tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột thuộc địa phận xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) với tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2023-2026. Đánh giá về tầm quan trọng của đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, ông Phạm Đông Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Ô tô An Phước cho biết, tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng sẽ trở thành tuyến đường quan trọng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.Tuyến đường này đi vào hoạt động không chỉ khai thông nhiều “điểm nghẽn” trong lĩnh vực vận tải hàng hóa trong nước và xuất khẩu mà còn trở thành “đòn bẩy” cho sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Tâm cho rằng, tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột được hình thành hứa hẹn sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên.Đặc biệt, sẽ là bước đột phá đối với ngành du lịch của Đắk Lắk với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, giải được “bài toán” kết nối du lịch khi rút ngắn được thời gian, chi phí vận tải hành khách từ vùng biển Duyên hải miền Trung lên núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ và ngược lại.
Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk Lê Công Du, cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột sẽ là tuyến đường chiến lược, có vai trò quan trọng trong việc đánh thức và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Tây Nguyên, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa và hành khách nhanh chóng, thuận lợi, góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, việc đầu tư đường cao tốc nối thành phố Buôn Ma Thuột với Nha Trang là cần thiết và cấp bách. “Đối với Sở Giao thông Vận tải thực hiện theo các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở ngành có liên quan như Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường xác định ranh giới, phạm vi giải phóng mặt bằng, thực hiện quy hoạch các mỏ vật liệu, quy hoạch bãi thải để kịp thời phục vụ nhu cầu vật liệu cho tuyến đường cao tốc, đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án được thuận lợi và hoàn thành đúng tiến độ đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà và sự kỳ vọng của nhân dân”, ông Du cho hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics
10:56' - 13/05/2022
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics đồng bộ phù hợp với đặc điểm tự nhiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính đề nghị TP Hồ Chí Minh xem xét lại phí sử dụng hạ tầng cảng biển
19:39' - 11/05/2022
Bộ Tài chính vừa gửi UBND Tp Hồ Chí Minh văn bản về việc xem xét lại phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
-
Thị trường
Lai Châu thúc đẩy kết nối hạ tầng thương mại với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
11:04' - 11/05/2022
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đang thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Chuẩn hóa hoạt động môi giới bất động sản bằng Bộ quy tắc
18:45'
Lần đầu tiên VARS công Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử dành riêng cho các Sàn Giao dịch Bất động sản gồm 5 chương và 22 điều.
-
Bất động sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
16:25'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.
-
Bất động sản
Những dự án bất động sản "vàng” ngủ yên tại Bình Dương
16:40' - 18/11/2024
Bình Dương, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển đô thị, đang phải đối mặt với một bài toán khó: hàng loạt dự án bất động sản quan trọng đang bị “đình trệ”.