Thực thi chính sách nhà ở xã hội cần địa phương vào cuộc quyết liệt
“Hiện thực hoá giấc mơ nhà ở xã hội” là chủ đề của tọa đàm do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 30/5 tại Hà Nội với sự tham gia của Bộ Xây dựng cùng các cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn để đưa chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Bởi bấy lâu nay đã có chính sách nhưng lại thiếu sự linh hoạt trong thực thi.
Thông tin được mong đợi nhất là Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội cũng vừa được thông qua ngày 29/5 với một số chính sách quan trọng hướng tới cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm hoàn thành dự án. Chính sách được kỳ vọng sẽ tăng cung phân khúc nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của số đông người dân.Theo báo cáo của các địa phương, hiện có 1.309 dự án, với quy mô 9.733 ha đất phát triển nhà ở xã hội. Đến nay, sau một thời gian phát động, cả nước có 679 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 62.3051 căn; trong đó có 108 dự án hoàn thành, 155 dự án đã khởi công và 416 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Từ giai đoạn đầu gần như không đáng kể, đến nay đã có hơn 600.000 căn được đầu tư xây dựng là một nỗ lực rất lớn.
Hiện, Bộ Xây dựng đôn đốc, tháo gỡ các vướng mắc; trong đó có 20 địa phương khá tích cực, nhiều nơi, nhiều dự án triển khai quyết liệt. Tính đến thời điểm này đã hoàn thành 71.000 căn so với mục tiêu 100.000 căn trong năm nay; còn 30.000 căn đang thực hiện.Một số địa phương tích cực triển khai dự án nhà ở xã hội là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương… Bên cạnh đó, một số địa phương cần phải tích cực triển khai mới hoàn thành mục tiêu như: Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Long An… Còn một số địa phương, chưa khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội như Yên Bái, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Vĩnh Long… Do đó, thời gian tới, để hiện thực hiện hóa giấc mơ nhà ở xã hội, không chỉ các cấp ở Trung ương mà cần chính quyền các cấp địa phương vào cuộc quyết liệt – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.Phát triển nhà ở xã hội cũng có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Một giải pháp được quan tâm là hoàn thiện thể chế. Các bộ ngành tích cực tổng kết vướng mắc những thực tế để sửa đổi các quy định, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền, xây dựng cơ chế ưu đãi nhà đầu tư, quan tâm các đối tượng, nhất là lực lượng vũ trang và công nhân khu công nghiệp tạo thuận lợi thúc đẩy đầu tư phát triển nhà ở xã hội.Sau khi có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nhiều địa phương thành lập ban chỉ đạo có kế hoạch triển khai. Các địa phương cũng rà soát lại việc phát triển nhà ở xã hội, việc dành quỹ đất dành cho nhà ở xã hội, các địa phương cũng dành quỹ đất độc lập khác để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.Ông Lê Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, nhà ở xã hội có quy định được miễn tiền sử dụng đất nên vấn đề được quan tâm trên hết là lựa chọn nhà thầu, đấu thầu ở đâu. Việc giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội không qua đấu thầu là một chính sách rất mới nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội hướng tới năm 2030 hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội.“Cần phải quán triệt, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở chỗ đầu thừa đuôi thẹo mà cần đáp ứng được nhu cầu của người dân về di chuyển, tiện ích. Nếu bố trí càng thuận lợi về địa điểm, giao thông thì càng thuận lợi cho những người có thu nhập thấp, người lao động trong diện được mua nhà ở xã hội. Khi bố trí quỹ đất ở địa phương thì càng quan tâm bố trí ở địa điểm càng ở trung tâm càng tốt, càng thuận tiện đi lại càng tốt” – ông Bình nêu vấn đề.Ngoài ra, sắp tới xây dựng chính quyền hai cấp, những công sở dôi dư sau hợp nhất có thể ưu tiên để làm nhà ở xã hội. Theo ông Bình, ở các địa phương lớn thì có thể bố trí ở ngoại thành nhưng không được xa quá. Các địa phương nên rà soát bố trí quỹ đất hợp lý cho nhu cầu nhà ở xã hội. Nếu bố trí quy hoạch không tốt dễ dẫn đến tình trạng xây xong rồi nhưng không bán được. Có những nơi rất nhiều hồ sơ khi mở bán nhưng cũng có nơi mấy năm không bán được.
Cho dù địa phương bố trí quỹ đất nhưng doanh nghiệp cũng nên khảo sát địa điểm, giá đất, xác định được nhu cầu của cư dân ở nơi thực hiện dự án và ở các khu vực lân cận. Tùy quỹ đất cũng nên linh động trong việc bố trí xây dựng nhà ở chung cư hay nhà ở riêng lẻ. Nên phát triển nhiều loại hình nhà ở xã hội cho thuê phục vụ nhiều nhóm đối tượng…Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Luyến - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC chia sẻ, các đơn vị thường gặp 4 nhóm vấn đề khó gồm quỹ đất, thời gian phê duyệt dài, cơ chế ưu đãi nhà đầu tư, tín dụng và sự giao thoa giữa các thủ tục hành chính. Nhưng với Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù đối với xây dựng, phát triển nhà ở xã hội vừa được ban hành thì đây là chính sách rất trúng, đúng theo mong mỏi của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ chính sách nào cũng cần độ trễ để đáp ứng.Đại tá Phạm Doãn Tiến - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư, Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng nhận xét: “Cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Thời gian thực hiện tối đa là 75 ngày, tức là cắt giảm khoảng 200 ngày, giảm khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành, thay đổi mang tính lịch sử”.Một số địa phương dành quỹ đất cho nhà ở xã hội và thông tin công khai minh bạch cho nhà đầu tư tiếp cận. Như Hải Phòng, Đà Nẵng… giao quỹ đất cho Ban Quản lý dự án thành phố hoặc Sở Xây dựng công khai hồ sơ, chủ trương đầu tư, đưa lên website để nhà đầu tư dễ tiếp cận dễ. Bởi doanh nghiệp phải tiếp cận được đất thì mới có thể phát triển dự án.Nhưng ở Hà Nội lại khác, các huyện thực hiện đấu giá đất đã chủ động dành tương đương 20% diện tích làm nhà ở xã hội. Cứ 5 ha thì có 1 ha làm nhà ở xã hội là đất sạch, đủ hạ tầng, mặt bằng. Đến nay, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, bỏ cấp huyện, phải dùng đất này mới giải được “cơn khát” quỹ đất, đặc biệt ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ở 2 đô thị lớn này, ngoài Sở Xây dựng còn có Sở Quy hoạch - kiến trúc. Bước thẩm định quy hoạch có thể gộp lại để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp – ông Tiến đề xuất. Nếu với ngành thuế, hải quan có “luồng xanh” thì đối với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội uy tín cũng nên có cơ chế luồng xanh, ưu tiên thủ tục nhanh hơn, chuyển dần sang hậu kiểm.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
15:34' - 29/05/2025
Chiều 29/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
VARS đề xuất giải pháp đưa đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội về đích
19:11' - 24/05/2025
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đang vướng nhiều khó khăn pháp lý, vốn, cơ chế; cần đồng bộ hóa chính sách để đạt hiệu quả thực chất.
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng thúc tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
13:58' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký ban hành Công điện 19 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
14:41' - 21/05/2025
Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng, phát triển nhà ở xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Quy định mới thúc đẩy thị trường nhà cho thuê tại Trung Quốc
07:00'
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) vừa ký sắc lệnh công bố các quy định mới nhằm thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của thị trường cho thuê nhà ở tại quốc gia tỷ dân.
-
Bất động sản
Đồng Tháp giảm 54% thời gian giải quyết thủ tục cho dự án nhà ở xã hội
13:49' - 21/07/2025
UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo sở, ngành và địa phương tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện trên địa bàn.
-
Bất động sản
Dòng tiền dịch chuyển, niềm tin trở lại với thị trường bất động sản
11:34' - 21/07/2025
Nhu cầu nhà ở vẫn cao, tâm lý nhà đầu tư phục hồi trong bối cảnh pháp lý được tháo gỡ, hạ tầng được đầu tư, lãi suất duy trì ở mức thấp… là những yếu tố hỗ trợ vững chắc cho thị trường thời gian tới.
-
Bất động sản
Bắc Ninh tăng tốc phát triển nhà ở xã hội: Hướng tới mục tiêu 135.000 căn hộ
09:03' - 20/07/2025
Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Bắc Ninh đang đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, hướng tới mục tiêu hoàn thành 135.000 căn đến năm 2030.
-
Bất động sản
Triển vọng kém sáng của thị trường nhà ở Mỹ
07:59' - 19/07/2025
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số lượng nhà ở đơn lập được khởi công – vốn chiếm phần lớn hoạt động xây dựng nhà – đã giảm 4,6% xuống mức 883.000 căn trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2024.
-
Bất động sản
Bất động sản khởi sắc nhờ “trợ lực” pháp lý
14:48' - 17/07/2025
“Trợ lực” pháp lý chính là một trong những động lực mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và khởi sắc để hướng tới tăng trưởng trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Đặc khu Phú Quốc trên hành trình trở thành đô thị số
17:26' - 16/07/2025
Phú Quốc - “đảo Ngọc” của tỉnh An Giang và cả nước đang triển khai các giải pháp công nghệ trọng tâm nhằm hướng đến đô thị thông minh, đô thị biển đảo độc đáo, đẳng cấp quốc tế.
-
Bất động sản
Hưởng lợi kép khi chọn nhà phố, biệt thự Kim Ngân 2, đô thị Sun Group Nam Hà Nội
15:00' - 16/07/2025
Sun Property vốn đã thành công với các dự án đô thị tại Hạ Long, Thanh Hóa…, đang tiếp tục kiến tạo phân khu Kim Ngân 2 ngay trục đại lộ lễ hội, trong lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
-
Bất động sản
Trung Quốc: Các thành phố lớn khôi phục đà tăng trưởng của thị trường bất động sản
09:44' - 16/07/2025
Trong nửa đầu năm nay, tổng lượng giao dịch nhà mới và nhà cũ tại Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.