Đồng NDT kỹ thuật số - biện pháp để quốc tế hóa đồng NDT
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng để mắt đến một mục tiêu khác, đó là dữ liệu về thói quen của người dân. Khoảng 5.000 người ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã trúng một “phong bì đỏ” tiền kỹ thuật số trị giá 200 NDT (khoảng 30 USD).
Trung Quốc là quốc gia tiên phong trong số những chính phủ cố gắng bắt kịp các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến bằng cách đưa đồng NDT kỹ thuật số (DCEP) vào lưu thông. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC; ngân hàng trung ương) cho biết, điều này sẽ làm cho đồng NDT phổ biến hơn trên toàn cầu.
Bắc Kinh muốn đẩy nhanh việc sử dụng đồng NDT trên thị trường quốc tế. Do quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ đối với các ngân hàng Trung Quốc và những hạn chế đối với việc tiếp cận hệ thống thanh toán toàn cầu của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) có nguy cơ xảy ra.
Đây sẽ là áp lực lớn với Trung Quốc vì hầu hết các giao dịch xuyên biên giới của Trung Quốc được thanh toán bằng USD. Chỉ khoảng 2% các giao dịch quốc tế trên SWIFT được thanh toán bằng đồng NDT và hệ thống thanh toán CIPS của Trung Quốc vẫn còn rất nhỏ, bằng khoảng 0,3% quy mô của SWIFT. Một đồng NDT toàn cầu sẽ cho phép các công ty của Trung Quốc thanh toán, và được thanh toán, trên khắp thế giới độc lập với đồng USD.
Đối với các quan chức ở Bắc Kinh, Iran là tiền lệ cho những gì có thể xảy ra với các quốc gia phụ thuộc vào USD mà có xung đột với Mỹ. Vào năm 2012, Iran đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ, bao gồm cả việc ngăn chặn các ngân hàng Iran sử dụng SWIFT.
Lạm phát và suy thoái kinh tế nhanh chóng khiến Iran chịu áp lực kinh tế nghiêm trọng. Để duy trì việc làm và nâng cao lĩnh vực xuất khẩu của mình, Tehran đã buộc phải giảm giá đồng nội tiền. Tăng trưởng kinh tế trở lại, nhưng sức mua bên ngoài của Iran đã giảm đáng kể.
Chừng nào các động thái tương tự của Mỹ chống lại Trung Quốc vẫn còn, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn tự bảo đảm bằng cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Tài chính Trung Quốc, một tạp chí do PBoC điều hành, vào tháng 9/2020 đã đăng một bài bình luận lập luận về việc số hóa đồng NDT nhằm phá vỡ thế độc quyền toàn cầu của đồng USD. Hai năm trước, ông Phạm Nhất Phi (Fan Yifei), Phó Thống đốc PBoC, cho hay đồng tiền kỹ thuật số, khi đó vẫn đang trong quá trình phát triển, sẽ giúp quốc tế hóa đồng NDT.
Tuy nhiên, những tuyên bố như vậy thách thức logic vì chúng ngụ ý rằng lý do cho sự không phổ biến tương đối của đồng NDT là do đồng tiền này chưa được số hóa. Liệu sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và tỷ trọng thanh toán toàn cầu của Trung Quốc sẽ chấm dứt khi quá trình số hóa được hoàn tất không?
Thực tế là sức nặng hạn chế đồng NDT vật lý cũ sẽ nặng tương đương với phiên bản lặp lại về mặt kỹ thuật số. Bắc Kinh hạn chế sự tiếp cận của nước ngoài đối với các khoản đầu tư bằng đồng NDT và duy trì các biện pháp kiểm soát vốn đối với đầu tư ra nước ngoài.
Những hạn chế này và các hạn chế khác phục vụ tốt cho mô hình kinh tế của Trung Quốc, mang lại sự ổn định và giúp chính phủ giám sát và kiểm soát nền kinh tế - quan trọng là đối với vấn đề việc làm.
Nếu Mỹ từng nóng lòng với ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính chống Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phải đảo ngược một số chính sách này để thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT trên phạm vi quốc tế. Một đồng tiền kỹ thuật số tự nó không đủ hấp dẫn để làm điều này.
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến lợi thế địa thực sự mà một đồng tiền kỹ thuật số hứa hẹn. Việc triển khai DCEP có thể được coi là một nỗ lực của PBoC nhằm giành lại một số quyền kiểm soát hệ thống thanh toán kỹ thuật số do khu vực tài chính tư nhân điều hành.
Sau nhiều nỗ lực lập pháp, Bắc Kinh hiện đã lựa chọn các phương tiện công nghệ. Đồng tiền kỹ thuật số là một phương tiện lý tưởng để đảm bảo an ninh và ổn định tài chính, đó là thông qua công nghệ do nhà nước kiểm soát. Và DCEP có thể biến PBoC trở thành tâm điểm của hệ sinh thái dữ liệu tài chính.
Việc áp dụng đồng NDT kỹ thuật số sẽ đánh dấu một sự thay đổi cơ bản từ các hệ thống thanh toán kỹ thuật số thương mại như WeChat Pay và Alipay sang ngân hàng trung ương. Hơn 80% trong số 900 triệu người dùng Internet di động của Trung Quốc sử dụng điện thoại di động của họ để giao dịch.
Những người mua sắm và thương gia Trung Quốc đại diện cho gần một nửa số người dùng ví điện tử trên thế giới. Alibaba và Tencent kiểm soát 94% thị trường này và chiếm 50.000 tỷ USD giao dịch trong năm 2019. Các luồng dữ liệu cho phép phân tích siêu dữ liệu và suy luận có giá trị về hành vi mua sắm của cá nhân. Alibaba gần đây đã tung ra một mô hình kinh doanh mới có tên là “Bán lẻ mới”.
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi đồng NDT kỹ thuật số về cơ bản không khác biệt so với các hệ thống thanh toán kỹ thuật số hiện có. Một khi đồng tiền ảo mới được tích hợp hoàn toàn vào cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện có, ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ đóng vai trò là nhà phát hành và cho vay các đơn vị NDT mới theo một hệ thống hai cấp.
DCEP cung cấp một số cải tiến công nghệ như cho phép các giao dịch nhỏ chưa đăng ký, một phương pháp kế toán mới và bảo mật tốt hơn. Tuy nhiên, những điều này rất không đáng kể - và thậm chí còn bảo thủ so với những khả năng của công nghệ chuỗi khối (blockchain) - đến mức câu hỏi đặt ra là tại sao ngân hàng trung ương Trung Quốc lại cảm thấy cần phải tung ra một đồng tiền kỹ thuật số.
Câu trả lời có thể là mô hình kế toán mới kết hợp với hệ thống phân phối hai cấp sẽ đảm bảo rằng, không giống như trên WeChat Pay và Alipay, chỉ ngân hàng trung ương mới biết người gửi và người nhận của bất kỳ giao dịch nào, trừ khi cả hai giao tiếp trên cùng một nền tảng. Thứ hai, những thay đổi đối với các thông số pháp lý và kỹ thuật có nghĩa là mọi giao dịch có thể bị dừng dễ dàng hơn và không bị tiết lộ.
Như tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng thuộc sở hữu của Alibaba đã đưa tin: “Sẽ không có giao dịch nào mà các cơ quan quản lý sẽ không thể nhìn thấy - các dòng tiền sẽ hoàn toàn có thể theo dõi được”.
Nếu đồng NDT kỹ thuật số được áp dụng rộng rãi, Bắc Kinh sẽ "nhìn thấu" các giao dịch tài chính và giám sát kinh tế và tiền tệ theo thời gian thực. Điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho chính sách tài khóa, thu thuế và chống gian lận, nhưng cũng khiến các công dân tiềm ẩn khả năng bị quản trị xã hội kỹ thuật số.
Sự ra đời của DCEP là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có một vấn đề nhức nhối hơn cả việc quốc tế hóa đồng NDT; đó là đàm phán lại các điều khoản về quyền lực kinh tế và chính trị với những “gã khổng lồ công nghệ” của Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB cảnh báo các đồng tiền kỹ thuật số có thể phá vỡ hệ thống tài chính châu Âu
21:52' - 27/11/2020
Việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu, trong đó có Facebook, lên kế hoạch phát hành đồng tiền kỹ thuật số có thể phá vỡ hệ thống tài chính của châu Âu.
-
Tài chính
Các công ty của Nhật Bản hợp tác phát triển tiền kỹ thuật số chung
08:16' - 20/11/2020
Hơn 30 công ty của Nhật Bản sẽ bắt đầu hợp tác để phát triển loại tiền kỹ thuật số chung có khả năng liên kết với các loại tiền kỹ thuật số đang được các công ty Nhật Bản lưu hành hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng một đồng tiền kỹ thuật số cho ASEAN
05:30' - 30/10/2020
Lợi ích rõ ràng nhất của đồng tiền kỹ thuật số ASEAN là sẽ làm giảm đáng kể các giao dịch và thanh toán xuyên biên giới.
-
Tài chính
Xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số tăng cao tại Mỹ Latinh
05:00' - 16/09/2020
Đối với một số người dân Mỹ Latinh, tiền điện tử được coi như một loại tài sản “cứu cánh” để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.