Đột phá xuất khẩu tôm
Năm 2023, theo dự báo, ngành tôm tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như xung đột giữa Nga và Ukraine, giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao. Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra là nguyên nhân gây nên những yếu tố bất lợi cho tôm nuôi, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất. Tuy nhiên, ngành tôm vẫn đặt mục tiêu đạt diện tích 750 nghìn ha, với sản lượng tôm các loại gần 1,1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD.
Để phát triển thị trường tiêu thụ ngành tôm, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Bộ sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xử lý, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tôm.
Cụ thể, Bộ tăng cường nghiên cứu thông tin, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong nước và trên thế giới, về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu tôm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ.
Cùng đó, thúc đẩy đàm phán để xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu tôm truyền thống, phối hợp tháo gỡ kịp thời các rào cản để tăng xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới.Chú trọng phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thu mua tôm của thương nhân tại các địa phương và vận chuyển qua đường tiểu ngạch.
Mặt khác, xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch (sàn giao dịch, chợ bán đấu giá) và các trung tâm ứng dụng công nghệ cao để giới thiệu, cung ứng vật tư (bao gồm cả tài chính, công nghệ) và tiêu thụ sản phẩm tôm nhằm minh bạch hóa thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp thị trực tiếp đến các hệ thống phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng.Ông Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín như Natuland, GlobalGAP, ASC, BAP... để nhanh chóng tiếp cận thị trường và đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt Nam và hướng tới phát triển bền vững.Để tạo thương hiệu con tôm trên thị trường quốc tế, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, cần phải đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.
Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, để tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên trường quốc tế, ngành tôm cần tiếp tục tổ chức sản xuất theo hướng liên kết (liên kết dọc giữa các nhà với nhau, liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất), sản xuất có chứng nhận chất lượng để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, hiện Cần Thơ tham gia vào chuỗi giá trị ngành tôm thông qua các dịch vụ sản xuất và cung ứng phục vụ ngành tôm, cung cấp con giống, vật tư như thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, các dịch vụ chế biến và xuất khẩu. “Để khắc phục những khó khăn, thách thức và phấn đấu đạt được mục tiêu xuất khẩu tôm trên 4,3 tỷ USD, chúng ta cần phải quyết tâm, nỗ lực thực hiện việc liên kết 4 nhà: nhà quản lý – nhà khoa học – nhà kinh doanh – nhà nông”, ông Dương Tấn Hiển nhấn mạnh. Tại Bạc Liêu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lưu Hoàng Ly cho biết, trên địa bàn tỉnh có 50 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang hoạt động. Việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa các hợp tác xã/tổ hợp tác, nông dân và các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với diện tích 4.982ha, sản lượng bao tiêu 38.310 tấn tôm. Các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả, phần lớn nông dân có lợi nhuận cao hơn so với sản xuất ngoài mô hình từ 2,5 – 3 triệu đồng/ha do được cung ứng đầy đủ giống tốt, chất lượng cao; vật tư nông nghiệp được cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp; được hướng dẫn quy trình, cách quản lý sản xuất phù hợp, tổ chức sản xuất mang tính cộng đồng, được bao tiêu hết sản phẩm và không bị thương lái ép giá. Đối với doanh nghiệp, chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, sản lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chủng loại giống, chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển con tôm, Cà Mau luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Quân, tỉnh đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi từ cung ứng vật tư sản phẩm đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng thường xuyên rà soát tình hình hoạt động liên kết để kịp thời phát hiện và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong nuôi tôm để nhân rộng.Địa phương còn tăng cường kiểm soát chất lượng của toàn chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, đến quy trình sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam khẳng định, nếu như xuất khẩu tôm nước lợ cả nước năm 2022 là 4,3 tỷ USD, thì Sóc Trăng chiếm khoảng 1 tỷ USD. Tuy không là thủ phủ ngành tôm, nhưng nếu phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, trong tương lai, Sóc Trăng sẽ là một trong những tỉnh trọng điểm xuất khẩu tôm của cả nước. Do đó, Sóc Trăng chú trọng thúc đẩy liên kết giữa Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – các tổ chức tín dụng – nhà mạng – nhà bán lẻ, nhà phân phối trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ.Tỉnh xác định sản lượng từng đối tượng nuôi cụ thể, từ đó sẽ hỗ trợ liên kết với các công ty, doanh nghiệp, các chuỗi siêu thị liên kết thu mua nhằm giúp tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi cho người dân, đồng thời xây dựng, phát triển đa dạng sản phẩm sau thu hoạch, sơ chế, chế biến các sản phẩm tôm nuôi nhằm tham gia xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới.
Ở góc độ doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phân Thủy sản Sóc Trăng Trần Văn Phẩm khẳng định, liên kết chuỗi là cách thức tốt nhất để tiếp cận thị trường. Liên kết tạo sự tương tác thông tin từ đó đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi thị trường biến động. Vai trò của nhà nhập khẩu trong chuỗi cũng được đề cập và khẳng định là tác nhân quan trọng giúp cho chuỗi giá trị tôm liên kết bền vững hơn.Trong bối cảnh ngành tôm vẫn còn nhiều khó khăn, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) Trương Đình Hòe cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu phải xem lại xu hướng thị trường để thay đổi cơ cấu sản phẩm; thiết lập các vùng nuôi riêng để chủ động nguồn tôm và giá cả. Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và xuất khẩu sản phẩm mang tính chất đặc thù của Việt Nam, như tôm rừng, tôm lúa, tôm quảng canh, sinh thái…./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trà Vinh hỗ trợ nông dân nuôi tôm trước thời tiết bất lợi
09:31' - 27/04/2023
Do thời tiết bất lợi, tỉnh Trà Vinh có hơn 538 ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị chết trong giai đoạn 25 – 55 ngày tuổi, với tổng số lượng hơn 250 triệu con tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
-
DN cần biết
Cả nước có trên 4.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại
18:01' - 26/04/2023
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hóa giải thách thức, nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt
19:24' - 12/04/2023
Những năm gần đây, ngành tôm Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc khi luôn nằm trong nhóm 3 quốc gia là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18'
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp 30/4 - 1/5
15:25'
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Đường bộ Việt Nam đã thông tin về các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh thông xe tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng kết nối với Bắc Giang
14:54'
Sáng 28/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường tỉnh 277B kết nối với cầu Hà Bắc 2 (Bắc Giang).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
14:38'
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 – 29/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng đầu tư ở Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
14:36'
Tại Kỳ họp thứ 9 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
14:31'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Vũng Áng - Bùng thi công không nghỉ lễ
14:09'
Trong dịp nghỉ lễ 30/4, các nhà thầu vẫn triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ trên công trường với 1.260 nhân lực, 620 đầu máy, thiết bị, 40 mũi thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
12:25'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Peru thúc đẩy thương mại song phương
11:25'
Peru cam kết tiếp tục phối hợp với phía Việt Nam thúc đẩy thương mại song phương, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, cũng như đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực trong thời gian tới.