Dự án mua bán điện đa phương đầu tiên trong ASEAN đã thành hiện thực
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, dự án mua bán điện giữa Lào và Singapore là một phần của dự án tích hợp điện năng rộng hơn có sự tham gia của 4 nước Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore (Dự án LTMS-PIP) được chính phủ các nước ASEAN trên chính thức thông qua trong Tầm nhìn ASEAN 2020.
Mới đây, dự án mua bán điện đa phương đầu tiên trong ASEAN giữa 4 quốc gia đã thành hiện thực, mở ra triển vọng cho việc kết nối hệ thống mạng lưới điện chung trong 10 nước ASEAN.
Dự án với mục tiêu tạo ra một hệ thống an ninh năng lượng cho toàn khu vực bằng cách kết nối vào một mạng lưới điện chung mà thông qua đó, các thành viên có thể chia sẻ khả năng cung cấp, truyền tải điện cho nhau, trong khi các nước dư thừa điện sẽ bán cho các nước có nhu cầu một cách dễ dàng và thuận lợi.
Từ cuối tháng 6, Singapore đã nhập khẩu điện từ nguồn năng lượng tái tạo của Lào trong giai đoạn thử nghiệm kéo dài 2 năm. Con số 100 MW tương đương với khoảng 1,5% nhu cầu điện cao điểm của Singapore vào năm 2020, đủ để cung cấp cho khoảng 144.000 căn hộ 4 phòng trong 1 năm.
Ông Chanthaboun Soukaloun,Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Lào (EDL) cho biết EDL bán điện cho Singapore theo hạn mức năng lượng. Hiện nay Lào có khoảng 90% dự án điện là sử dụng năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng xanh và thị trường này cũng sẽ mở ra cơ hội cho EDL và các nhà đầu tư tư nhân đầu tư nhiều hơn vào các nhà máy điện, đặc biệt là các dự án thuỷ điện, điện Mặt Trời và điện gió.
Trước đó, khi triển khai dự án mua bán điện với Singapore, Lào vẫn còn gặp phải một số khó khăn như trong công tác đàm phán với các nước hay vấn đề về kinh tế.
Nhằm thúc đẩy việc mua bán năng lượng giữa các nước ngày càng phát triển, nhất là đẩy nhanh việc xây dựng mạng lưới điện ASEAN, các nước thành viên cũng cần sớm xây dựng các tiêu chuẩn chung về hệ thống truyền tải điện trong khu vực. Điều này không chỉ giúp việc kết nối xuyên biên giới được dễ dàng mà còn giúp giảm chi phí trong quá trình triển khai các dự án tương tự trong tương lai.
Dự án Hội nhập Năng lượng Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore sẽ thiết lập một dấu mốc tốt cho thị trường mua bán năng lượng giữa các nước ASEAN trong tương lai. Theo ông Chanthaboun Soukaloun, điều đó có nghĩa không chỉ Lào bán điện cho tất cả các nước, mà đây cũng sẽ là một mô hình cho các quốc gia khác có thể làm tương tự.
Thành công của dự án mua bán điện giữa Lào và Singapore không chỉ mang lại lợi ích cho các nước tham gia dự án, mà còn giúp mở ra triển vọng cho việc thúc đẩy việc hình thành hệ thống mạng lưới điện ASEAN, điều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn không chỉ cho nhà đầu tư, người sử dụng điện, mà còn tạo cơ hội mở rộng thị trường bán điện, kích thích đầu tư, đặc biệt là bảo đảm an ninh năng lượng cho thành viên trong khối./.
>>>Nhật Bản và ASEAN nhất trí xây dựng kế hoạch hành động để tăng cường quan hệ kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng bá du lịch ASEAN trên đảo Jeju của Hàn Quốc
15:38' - 19/09/2022
Trung tuần tháng 9 này, chính quyền tỉnh Jeju phối hợp với Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc tổ chức chiến dịch quảng bá du lịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trên đảo Jeju nổi tiếng của Hàn Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đánh giá cao quan hệ hợp tác chiến lược với ASEAN
08:56' - 19/09/2022
Đại sứ Nga khẳng định: “Chúng tôi đánh giá rất cao quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và ASEAN, quan hệ song phương với các nước thành viên của tổ chức”.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực sau đại dịch
19:29' - 18/09/2022
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đánh giá Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể đóng góp vào nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19 của khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga xuất khẩu được 180.000 tấn ngũ cốc sang châu Âu
15:31' - 03/12/2023
Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Nga đã trở lại top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất sau một năm rưỡi.
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela: Xuất khẩu dầu "dậm chân tại chỗ"
14:32' - 03/12/2023
Xuất khẩu dầu của Venezuela hầu như không thay đổi trong tháng 11 ở mức 651.000 thùng mỗi ngày (bpd), mặc dù Mỹ đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt liên quan đến dầu mỏ từ tháng 10.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Hàn Quốc nối lại đối thoại kinh tế cấp cao
09:56' - 03/12/2023
Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nối lại các cuộc đối thoại kinh tế cấp cao vào cuối năm nay sau gần 8 năm đình trệ do căng thẳng song phương liên quan đến nhiều vấn đề.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Đức "giải bài toán" thiếu hụt nguồn nhân lực
09:45' - 03/12/2023
Kinh tế Đức cần 400.000 lao động nhập cư mỗi năm để đảm bảo sự thịnh vượng và hệ thống phúc lợi trong bối cảnh nước này đang thiếu lao động trầm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hợp tác với Canada về quản lý sở hữu trí tuệ theo CPTPP
09:02' - 03/12/2023
Canada đã cam kết hỗ trợ tập huấn, giúp cán bộ, chuyên gia của các bộ, ngành Việt Nam thông qua 11 hợp phần đào tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đã đến lúc chuyển đổi điện than sang một nguồn năng lượng sạch hơn
20:51' - 02/12/2023
Việt Nam sẽ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo với lộ trình và bước đi phù hợp, huy động tài chính, thúc đẩy hợp tác công-tư, hợp tác quốc tế để chuyển đổi nhanh.
-
Kinh tế Thế giới
Các doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao chiến lược phát triển xanh của Việt Nam
20:36' - 02/12/2023
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là chiến lược phát triển xanh của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
COP28: Mỹ siết quy định về khí methane trong ngành dầu khí
16:58' - 02/12/2023
Ngày 2/12, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế lượng khí thải methane của ngành dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
COP28: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn kinh tế
15:56' - 02/12/2023
Sáng 2/12, tại thành phố Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, công nghệ.