Dự báo CPI năm 2020 sẽ tăng ở mức 3,5 - 4%
Tại hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020” diễn ra ngày 2/7, tại Hà Nội, các chuyên gia đều cho rằng có nhiều áp lực làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng cuối năm nhưng CPI dự báo cả năm vẫn ở mức 3,5%-4%.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, 6 tháng cuối năm 2020, thị trường, giá cả ở Việt Nam có 2 nhân tố chính làm tăng CPI như giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch COVID-19 trên thế giới dần dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục.
Tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhưng ông Nguyễn Bá Minh cũng đưa ra 3 yếu tố sẽ kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020 như tình hình dịch bệnh COVID-19, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục được ngay và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng.
Đồng thời, cung - cầu thịt lợn ở Việt Nam những tháng cuối năm 2020 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần hạ nhiệt, không cao như cuối năm 2019 do các doanh nghiệp đang tích cực tái đàn và nhiều nơi đạt kết quả tốt.
“Cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra. Đây chính là yếu tố tích cực ổn định CPI” – ông Nguyễn Bá Minh nói.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng dự báo, trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá nhiên liệu có xu hướng tăng, giá dịch vụ hàng không tăng, giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa tăng, rủi ro thiên tai…
Ngược lại, cũng có nhiều yếu tố tác động làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như giá điện cơ bản được giữ ổn định trong năm; giá thóc gạo nguồn cung cơ bản được đảm bảo không tăng với biên độ không lớn; giá thịt lợn đang được bổ sung nguồn cung; giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định do nguồn cung dồi dào. Vì vậy, dự báo CPI sẽ ở mức 3,5-3,9% trong năm 2020.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ nhận định, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước hiện chỉ ở mức 3,17%, thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại tăng trung bình dưới 0,6%/tháng.
Theo ông Nguyễn Đức Độ thì, điều này hoàn toàn khả thi bởi áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ không quá lớn bởi dự báo kinh tế thế giới chưa hồi phục nên giá dầu khó tăng mạnh. Nhiều khả năng, giá dầu xoay quanh mức 40 USD/thùng, nếu dịch bệnh được các nước khống chế thành công.
Bên cạnh đó, giá thịt lợn dù có thể không giảm mạnh nhưng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới khi Chính phủ cho nhập khẩu thịt lợn hơi, giống.
Do đó, trên cơ sở những luận điểm này, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng vẫn giữ nguyên dự báo lạm phát trung bình năm 2020 ở mức 3,5% như đã đưa ra từ đầu năm.
Đồng quan điểm, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, việc điều hành giá cả nói riêng, kiểm soát lạm phát 2020 nói chung sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các năm trước do thế giới đang trong cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có, “đòn” COVID-19 làm cho nền kinh tế không chuyển động.
Do đó, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, cần tiếp tục khẳng định niềm tin của thị trường vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Áp lực là có nhưng có thể vượt qua khi các cơ quan điều hành chính sách thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, xem xét lại vấn đề giá của bộ sách giáo khoa, giảm được giá thịt lợn… như thế mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đạt được.
Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Cục Quản lý giá cũng cho rằng cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có các giải pháp kịp thời bình ổn thị trường./.
- Từ khóa :
- chỉ số giá tiêu dùng
- cpi
- thị trường giá cả
- giá thịt lợn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu tố nào khiến CPI tháng 6 tăng 0,66%?
11:10' - 29/06/2020
6 tháng, CPI tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 3,76%, khu vực nông thôn tăng 4,61%. Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải triển khai nhiều nhiệm vụ lớn sau Tết Nguyên đán
21:49' - 27/01/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ triển khai nhiều nhiệm vụ lớn sau Tết Nguyên đán. theo đó, Bộ sẽ quyết liệt triển khai kế hoạch đầu tư công và các công trình giao thông trọng điểm năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua hoàn thành thay bánh xe công tác tổ máy H5 Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
21:30' - 27/01/2023
Ngày 27/1, Công đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với EVNPSC và Công ty Thủy điện Hòa Bình phát động thi đua liên kết hoàn thành thay bánh xe công tác tổ máy số 5 (H5) – Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm, phê chuẩn nhân sự lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu
20:25' - 27/01/2023
Ngày 27/1, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng, phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bước vào năm mới với năng lượng mới, khí thế mới
19:00' - 27/01/2023
Chiều 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ sau Tết.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
18:35' - 27/01/2023
Ngày 27/1, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc chuẩn bị lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng khởi công đường Đỗ Mười kéo dài với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng
18:01' - 27/01/2023
Chiều 27/1, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Đỗ Mười kéo dài đến đường trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều trung tâm đăng kiểm hoãn khai xuân, ưu tiên phục vụ người dân
16:56' - 27/01/2023
Ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết), ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ Tết, tại một số trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội vẫn xuất hiện tình trạng các phương tiện xếp hàng dài chờ đến lượt kiểm định vào buổi sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm áp lực thuế carbon cho doanh nghiệp
15:57' - 27/01/2023
Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu đi các thị trường khó tính bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động cũng như an toàn môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật 2 lãnh đạo cấp cao của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
15:01' - 27/01/2023
Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV và ông Cao Thành Đồng, Thành viên HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy bị Bộ GTVT quyết định xử lý kỷ luật do vi phạm trong điều hành doanh nghiệp.