Dự báo kinh tế 2017
Cánh cửa năm mới 2017 đã mở. Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới với kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ. Thông điệp xây dựng Chính phủ “Liêm chính, kiến tạo phát triển và hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp” của Thủ tướng Chính phủ sẽ tăng thêm những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt các mục tiêu tăng trưởng.
Những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế 2017 đã dần hé lộ qua dự báo, đánh giá của các chuyên gia kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân: Nền kinh tế đang đi đúng hướngNghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2017 được thông qua với chỉ tiêu tăng trưởng 6,7%, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn nợ công... Cùng đó là hàng loạt các Nghị quyết khác như: Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung dài hạn, Cơ cấu lại nền kinh tế...
Tất cả đều hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, tăng năng suất tổng hợp, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chuyển dịch theo chiều sâu.
Các chỉ tiêu này đã được Chính phủ và Quốc hội xem xét, phân tích đến khả năng hoàn thành để cố gắng phấn đấu. Tuy nhiên, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu trong đảm bảo an toàn về tài chính, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.Chúng ta đã xây dựng rất nhiều các giải pháp để có chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Điển hình như Nghị quyết 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...Điều này khuyến khích sự phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh trong nền kinh tế bằng các chính sách cụ thể đó.
Trong phân bổ nguồn lực cũng đang khuyến khích đầu tư xã hội từ khu vực kinh tế tư nhân bởi nó có yếu tố năng suất rất cao nhằm thúc đẩy phát triển của nền kinh tế 2017.Có thể thấy, 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam là khoảng 6,6%. Do đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2017 là rất khả quan. Chưa kể đến, tổng vốn đầu tư xã hội, khu vực đầu tư tư nhân đang chiếm tỷ trọng cao dần lên so với đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần. Như vậy, chúng ta đã huy động được các nguồn lực xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, đảm bảo an toàn nợ công, các chính sách để khuyến khích thu hút vốn, sử dụng vốn có hiệu quả từ khu vực công cũng là yếu tố quyết định. Bởi doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang sở hữu nguồn tài sản nhà nước lên tới trên 1,3 triệu tỷ đồng.Như vậy, vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước; đồng thời, góp phần đảm bảo nợ công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế đang đi đúng hướng với một số mũi nhọn chủ lực như: du lịch với dư địa còn nhiều; nông nghiệp tập trung vào công nghệ cao... Khi đồng bộ các giải pháp sẽ tạo tín hiệu lạc quan hơn về kinh tế 2017.Ông Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệKinh tế năm 2017 đang trên đà phát triển ổn định và sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với năm 2016. Môi trường kinh doanh thuận lợi khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng phù hợp...
Chính phủ quyết tâm cải cách thể chế kinh tế, xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính và kiến tạo đang tạo được niềm tin và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.Tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng hiệu quả vốn đầu tư, cơ cấu lại nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, tiếp tục chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong nước; sức tiêu thụ ổn định, người dân đã quan tâm và hướng đến sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước nhiều hơn. Đây là cơ sở thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển; khai thác thế mạnh đưa du lịch thành ngành mũi nhọn.Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng với nhiều mặt hàng, sản phẩm mới có tiềm năng, tạo cán cân thương mại thặng dư, tăng dự trữ ngoại hối ở mức cao. Điều này chứng tỏ thị trường thế giới hấp thụ tốt hàng hoá của Việt Nam.Kim ngạch xuất khẩu không còn phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm chiến lược là dầu thô, gạo như trước đây mà chuyển sang các mặt hàng nông - thuỷ sản... mang đặc trưng thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Thế nhưng, năm 2017 Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn lực đầu tư nước ngoài có thể bị ảnh hưởng do Mỹ khuyến khích kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp quay trở về đầu tư trong nước. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chiếm phần quan trọng. Do độ mở của nền kinh tế rất lớn nên cũng dễ chịu tác động của thị trường thế giới.Để tiếp tục ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải dựa vào nội lực. Chính phủ cần tiếp tục kiên định chiến lược tăng trưởng dựa vào phát huy, khai thác năng lực nội tại; nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế; không chạy theo mục tiêu tốc độ và quy mô tăng trưởng…Cùng đó là cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo đến các tỉnh thành phố, các ban ngành Trung ương đến địa phương mà đặc biệt là bộ máy và cán bộ cơ sở trực tiếp tiếp xúc, tiếp nhận các ý kiến, nguyện vọng và yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp.
Muốn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ ổn định; đẩy mạnh giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả; tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp; tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tín dụng đổ vào các thương vụ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước kéo theo tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi nợ xấu hiện tại chưa xử lý dứt điểm có thể tiếp tục đẩy nợ xấu tăng lên. Nền tảng tạo ra tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế trong năm 2017 vẫn là chú trọng duy trì tốt chính sách tiền tệ và linh hoạt trong điều hành. Ông Trần Anh Tuấn – Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Mở thêm những cánh cửa mới cho thị trườngĐiều hành kinh tế của Chính phủ rất quyết liệt, kế hoạch phát triển kinh tế 2017 và những năm tiếp theo đều có kịch bản và giải pháp khả thi để đạt mục tiêu tăng trưởng. Thuận lợi về bên ngoài là Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, có sự hợp tác rất chặt chẽ, gần gũi, thân thiện với các nước thông qua các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới với châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả một số nước trong khu vực ASEAN cũng như châu Á Thái Bình Dương. Điều này tạo niềm tin sẽ mở ra một cánh cửa mới cho thị trường, cho nền sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn thách thức lớn cả trong và ngoài bởi nền sản xuất của Việt Nam hiện mới chỉ là lắp ráp, xuất thô, bán thô nhiều chứ chưa đi sâu vào chế biến, tạo ra giá trị gia tăng cao; chưa chiếm lĩnh được các phần việc đem lại giá trị gia tăng cao từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới phân phối. Đây là thách thức nội tại bởi cơ cấu kinh tế còn lỏng, chưa vững chắc. Kinh tế năm 2017 thuận lợi cũng có mà khó khăn cũng không ít và sẽ tác động đến phát triển kinh tế của Việt Nam, ảnh hưởng đến mục tiêu đã đặt ra. Việt Nam phấn đấu tăng tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập bình quân đầu người… Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này thì phải chấp nhận đối đầu với thách thức. Do đó, việc quản lý điều hành phải linh hoạt, khéo léo hơn nữa để tạo chuyển biến và cạnh tranh tốt hơn. Đặc biệt, xây dựng môi trường thể chế tốt, tạo điều kiện vừa thu hút, vừa tăng cường nội lực để nâng tính sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thu hút các sản phẩm mang tính cạnh tranh sẽ giúp tăng nội lực trong nước; tạo liên kết, cùng nhau hợp lực phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững. Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội: Phải lường trước những bất ổnNăm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn vì vẫn có nhiều yếu tố bất ổn mà đến thời điểm này chúng ta chưa lường được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đặt ra là 6,7% với bối cảnh của thời điểm năm 2016.
Đơn cử như việc ta có khả năng chịu tác động về chính sách của Mỹ bởi Chính phủ nước này đang có xu thế thiên về chính sách bảo hộ, tạo ra công ăn việc làm cho chính họ. Cùng với một số ngành được họ bảo hộ thì cũng có một số lĩnh vực họ buộc phải mở cửa vì nước Mỹ không có khả năng đáp ứng.Những ngành Việt Nam đang có truyền thống và ưu thế như dệt may, thủy hải sản và một số các mặt hàng có tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới thì chúng ta đang có thế mạnh và hy vọng không bị các chính sách kinh tế mới của Mỹ tác động.
Tuy nhiên, thêm một yếu tố nữa mà Việt Nam chịu tác động từ bên ngoài, đó là nếu giá dầu nếu vẫn ở mức 45 – 50 USD/thùng thì tình hình năm 2017 tiếp tục gặp khó khăn.
Quay trở lại với các yếu tố trong nước, hiện Việt Nam vẫn đang “hiếm” ngành nghề có chứa hàm lượng công nghệ cao và mới chỉ có ngành nghề xuất phát từ lợi thế địa lý. Ngoài sản phẩm khai thác từ lợi thế về môi trường thuận lợi, khí hậu vùng nhiệt đới như bưởi, thanh long… thì tất cả các thứ khác chúng ta không chế biến được.Nhiều sản phẩm rất đặc thù nhưng hoàn toàn vẫn là hoa quả tươi chứ ngay như công nghệ xử lý để đảm bảo quả thanh long không bị trắng đầu, không bị hỏng… cũng không có. Như vậy, dù là ưu thế cũng không phải là tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối và nếu không tận dụng được thì nó sẽ tuột mất.
Thêm vào đó là sự chuyển đổi của các doanh nghiệp Việt cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường kinh doanh vẫn chậm chạp. Việt Nam chưa có nhiều doanh nhân thực sự là của nền kinh tế thị trường, vẫn chỉ “phảng phất” bóng dáng doanh nhân có nền kinh tế thị trường. Còn lại, vẫn dựa vào chủ nghĩa xã hội, cứ khó là lại kêu ngay lên Chính phủ đòi hỗ trợ, giúp đỡ… Có những Đại sứ ở những nước G7, sau khi hết nhiệm kỳ tại Việt Nam đã xin ở lại để lập doanh nghiệp bởi họ nhìn thấy cơ hội kinh doanh rất tốt mà nhiều nơi không có được. Vậy thì, tại sao doanh nghiệp trong nước lại hay kêu ca, phàn nàn.Câu trả lời chính là bởi phần đông doanh nghiệp Việt không làm theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. Tức là, họ cứ nghĩ ra đăng ký doanh nghiệp ở Sở Kế hoạch và Đầu tư là xong; kinh doanh nghề gì mà gặp khó khăn là có “đỡ đầu”.
Bài học ở các nước châu Âu cho thấy, khi muốn lập doanh nghiệp, kinh doanh cái gì thì bao giờ họ cũng thuê tư vấn để nghiên cứu tác động đánh giá từ tâm lý đến môi trường… Còn tại Việt Nam, những yếu tố này chưa được làm kỹ lưỡng để rồi khi gặp trở ngại lại đổ tại ai đấy gây khó khăn.Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi, tự nhận thức và lường trước được khó khăn để đối phó, tránh thụ động. Doanh nghiệp – trụ cột của nền kinh tế có phát triển ổn định thì mới đóng góp chung vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế./.
>>> Triển vọng kinh tế 2017: Kịch bản “sáng” từ nỗ lực cải cách
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng kinh tế Việt Nam 2017 - Bài 2: Tạo đà tăng trưởng
18:32' - 08/01/2017
Để nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong năm 2017, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh hơn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2017- Bài 1: Nhận diện lợi thế
13:46' - 08/01/2017
Nền tảng kinh tế giữ được mức tăng trưởng ổn định cùng với việc xác định rõ "điểm nghẽn" và sự nỗ lực của “Chính phủ kiến tạo” được xem là những lợi thế kỳ vọng đạt mục tiêu tăng trưởng của năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Australia đánh giá ra sao về nền kinh tế Việt Nam 2016?
17:48' - 03/01/2017
Giáo sư danh dự về kinh tế tại Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng nền kinh tế Việt Nam 2016 đã thể hiện khả năng phục hồi trước những "cơn gió ngược" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2016
12:45' - 28/12/2016
Năm 2016 đang dần khép lại với nhiều sự kiện kinh tế nổi bật. Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2016 do Ban Biên tập Tin kinh tế -TTXVN bình chọn
-
Kinh tế Việt Nam
Giới chuyên gia: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
09:54' - 17/11/2016
Các chuyên gia kinh tế của Conference Board dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm nay và sẽ tăng lên 6,5% trong năm sau, đạt mức trung bình 6,7% trong giai đoạn 2017-2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
19:35' - 11/11/2016
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng xuất khẩu cùng lượng kiều hối tăng hàng năm là những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng ổn định và nâng tầm trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
10:39'
Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.