Dự báo một vài điểm "nóng" trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
Theo thông lệ, Tổng thống Mỹ sẽ đọc Thông điệp liên bang hàng năm trước một phiên họp chung của Hạ viện và Thượng viện Mỹ tại phòng họp hạ viện, theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện.
* Trì hoãn do chính phủ đóng cửaNhưng không những năm trước đó, năm nay Chủ tịch Hạ viện, thành viên đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã đề nghị Tổng thống Donald Trump hoãn đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội vào ngày 29/1 như kế hoạch ban đầu, viện dẫn lý do an ninh khi một số cơ quan phụ trách đảm bảo an ninh cho sự kiện này tạm thời ngừng hoạt động do ngân sách liên bang hết hiệu lực từ ngày 21/12/2018.Tuần trước, Tổng thống Trump đã ký thông qua dự luật cấp ngân sách cho một số cơ quan chính phủ đến hết ngày 15/2, trao thêm thời gian cho Nhà Trắng và các nghị sĩ đảng Dân chủ thương lượng về các vấn đề liên quan đến an ninh biên giới, vốn là nguyên nhân gây bất đồng giữa hai bên dẫn tới việc một phần chính phủ Mỹ đóng cửa trong 35 ngày qua.Nhờ những nỗ lực và sư nhượng bộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đọc Thông điệp liên bang vào ngày 5/2 tới sau khi chấp thuận lời mời mới được Chủ tịch Hạ viện Pelosi đưa ra.Ngày 28/1, người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Drew Hammill đã đăng tải bức thư Chủ tịch Hạ viện Pelosi gửi ông Trump, trong đó bà Pelosi mời Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội Mỹ vào ngày 5/2 tại Hạ viện. Bức thư có nội dung: "Trong cuộc nói chuyện ngày hôm nay, chúng tôi đã nhất trí ngày 5/2".Trong bức thư hồi đáp được Nhà Trắng công bố sau đó, Tổng thống Trump cảm ơn bà Pelosi đã mời ông đọc Thông điệp liên bang vào tuần tới, cho biết ông chấp nhận lời mời, đồng thời bày tỏ sự mong chờ gặp bà Pelosi vào ngày 5/2.* Những điều Tổng thống Mỹ muốn nóiTheo bài viết trên tờ The Hill, chắc chắn rằng đảng Cộng hòa sẽ rất quan tâm tới những đề xuất và giải pháp được được ra dựa trên sự thành công trong việc thực hiện chính sách của chính quyền Tổng thống Trump trong hai năm vừa qua.Tại sự kiện quan trọng này, các Tổng thống Mỹ thường đề cập tới việc chính sách của họ giúp cuộc sống của người dân Mỹ tốt hơn lên như thế nào và những điều họ muốn Quốc hội thực hiện để khiến mọi việc còn trở nên tốt hơn nữa. Trong Bản thông điệp liên bang năm nay, Tổng thống Mỹ Trump sẽ ca ngợi những thành tích đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Nhờ gói cắt giảm thuế được chính quyền Tổng thống Trump thực hiện từ cuối năm 2017 cùng với một số chính sách khác, nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng với số lượng người Mỹ có việc làm đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua và tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người Mỹ gốc Phi và người Latinh đạt mức thấp nhất trong mọi thời đại. Người lao động được trả tiền lương cao hơn và lương cho nhóm người lao động có thu nhập thấp cũng được tăng lên. Sản xuất trong nước được phục hồi, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp tăng và có nhiều cơ hội việc làm cho người tìm việc.Vậy Tổng thống Trump sẽ kêu gọi Quốc hội Mỹ làm gì đối với nền kinh tế? Có lẽ điều đầu tiên đó là Quốc hội không làm gì có hại cho nền kinh tế. Hiện, một trong những lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi lớn nhất từ chính sách của Tổng thống Trump là năng lượng. Sản lượng dầu tăng và giá xăng dầu giảm. Vào tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên trong vòng 35 năm qua, Mỹ xuất khẩu xăng dầu cao hơn nhập khẩu. Tuy nhiên, đảng Dân chủ hiện vẫn đang ủng hộ “Kế hoạch phát triển xanh” trị giá 2.300 tỷ USD, một đề xuất quyết liệt nhằm giúp giảm lượng khí thải CO2. Trong Bản thông điệp liên bang, Tổng thống Trump nên kêu gọi Quốc hội đi theo hướng ngược lại và cách khởi đầu tốt nhất là chấm dứt trợ cấp chính phủ cho các công nghệ hoặc công ty năng lượng được ưu tiên và khuyến khích sự đổi mới tiết kiệm và cạnh tranh, giúp sự phục hồi ngành năng lượng của Mỹ hiệu quả và mạnh mẽ nhất có thể.Chăm sóc sức khỏe vẫn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Ngay cả đảng Dân chủ giờ cũng nhận ra rằng chính sách ObamaCare đã thất bại. Lời kêu gọi của đảng Dân chủ về chương trình “Medicare for all” ngầm thừa nhận rằng chương trình ObamaCare sẽ không được cứu vãn. Chi phí vẫn còn quá cao và việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc chất lượng vẫn còn nhiều vấn đề. Năm ngoái, giá của gói bảo hiểm “đồng” của ObamaCare đã tăng 16% trên toàn quốc. Trong khi đó, giá bảo hiểm cho những chính sách tương tự đã giảm tới 38,7% tại hai bang của Mỹ mà không còn phải thực hiện chương trình ObamaCare. Rõ ràng, khi được phép đổi mới, các bang có thể ra các phương án để đảm bảo chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí cho khách hàng mà không cần yêu cầu khoản chi tiêu ngân sách liên bang mới. Như vậy, Tổng thống Trump nên khuyến khích Quốc hội cho phép điều này thay vì nỗ lực tăng áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe do chính phủ điều hành.Đối với giáo dục, hầu hết các gia đình người Mỹ coi đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu và muốn con cái họ được hưởng một nền giáo dục tốt nhất và cách tốt nhất để có được điều này là mở rộng sự lựa chọn các trường học. Chính vì vậy, Tổng thống Trump nên kêu gọi Quốc hội mở rộng các lựa chọn trường học cho một số loại đối tượng như học sinh ở Quận Columbia hay học sinh là con của những người phục vụ trong quân đội.Thương mại, một trong những vấn đề quan trọng, sẽ được đề cập trong Bản thông điệp liên bang và Tổng thống Trump sẽ thúc giục các nhà lập pháp nhanh chóng thông qua thỏa thuận giữa Mỹ, Mexico và Canada, còn được biết tới là USMC.Ngoài ra, Bản thông điệp liên bang năm nay chắc chắn sẽ bao gồm vấn đề nhập cư và an ninh biên giới cùng với đề xuất khoản kinh phí nhằm xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico, vấn đề gây bất đồng giữa chính quyền Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa khiến chính phủ phải đóng cửa một phần kéo dài nhất trong lịch sử. Tổng thống Trump sẽ đưa ra các lời mời đối với lãnh đạo Quốc hội nhằm nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề này. Thậm chí, để thực hiện được mục tiêu của mình, Tổng thống Trump có thể đề xuất các phương thức tài trợ cho bức tường biên giới mà không cần từ tiền ngân sách.Đối với chính sách nhập cư bất hợp pháp, hiện vẫn có nhiều khe hở trong luật liên bang dẫn đến việc tận dụng những khe hở này và thực sự khuyến khích nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là ở trẻ em và gia đình. Chính vì vậy, Tổng thống Trump sẽ kêu gọi Quốc hội xem xét để loại bỏ những kẽ hở này.Tổng thống Trump đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có sự phân cực đảng phái. Vì vậy, sử dụng Thông điệp liên bang cũng như phản ứng của đảng Dân chủ là cách tốt nhất để Tổng thống Trump ghi điểm với cử tri và cải thiện hình ảnh của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thiết lập lại các mối quan hệ và là lúc để hai bên cùng nhau hợp tác vượt qua các thách thức đang phải đối mặt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Mỹ - Âu gặp nhiều thách thức
07:00' - 04/02/2019
Theo tác giả Stephen Bartholomeusz của tuần báo The Australian, thế giới có khả năng sẽ sớm phải chứng kiến một cuộc chiến tranh thương mại mới giữa Mỹ và châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
EU kẹt giữa "hai làn hỏa lực" khi Mỹ rút khỏi INF
18:13' - 02/02/2019
Dù không phải là bên tham gia ký kết INF, nhưng EU liên quan trực tiếp và có lợi ích sát sườn trong nhiều thập kỷ qua đối với thỏa thuận giữa Nga và Mỹ này.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ nội dung Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
15:24' - 02/02/2019
Trong Thông điệp liên bang lần thứ hai của mình đọc ngày 5/2 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gửi đi thông điệp lạc quan, đoàn kết và tìm cách cải thiện bầu không khí xung đột căng thẳng hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu khởi sắc
12:46' - 02/02/2019
Theo số liệu công bố ngày 1/2 của Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Mỹ đã cải thiện trong tháng 1/2019, nhờ sản lượng và số đơn hàng mới tăng nhanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...