Quan hệ Mỹ - Âu gặp nhiều thách thức
Tác giả nhận định thị trường chứng khoán thế giới đã có phiên “cảm cúm” vào ngày 22/1, sau khi xuất hiện thông tin đã có trở ngại trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu các thị trường này sẽ phản ứng thế nào nếu Mỹ tiếp tục khơi mào một cuộc chiến thương mại khác?
Các chỉ số chứng khoán thế giới mất điểm do những phản ứng đối với thông tin rò rỉ về việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối lời đề nghị cho hai Thứ trưởng Trung Quốc tới nước này để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mại, nhằm khắc phục một số vấn đề khó khăn trong quá trình thảo luận giữa hai bên,
Chỉ số Dow Jones giảm 2% và đóng cửa ở mức thấp hơn 1,2% trong ngày ngay sau khi Larry Kudlow, cố vấn kinh tế cao cấp của ông Trump, tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán nào sắp được lên lịch.
Mặc dù Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ để giảm thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng Bắc Kinh cho biết chỉ muốn mua thêm các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, hơn là đáp ứng đòi hỏi thay đổi cấu trúc mô hình kinh tế do nhà nước chỉ huy.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng sẽ không đưa ra một số nhượng bộ mở cửa thị trường nội địa trước khi hết thời hạn áp dụng thỏa thuận với Mỹ vào ngày 1/3.
Trong khi cuộc đối đầu với Trung Quốc đang thu hút hầu hết sự chú ý từ thế giới, thì Mỹ dự kiến lại chuẩn bị cho một cuộc thảo luận thương mại khác vào cuối năm nay (rất có thể là hai cuộc). Một là với châu Âu và hai là với Nhật Bản.
Cuộc thương thảo với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ diễn ra trước và mang tính chất quan trọng hơn. Đầu tháng 1/2019, Mỹ đã đưa ra một bản danh sách các yêu cầu nhượng bộ thương mại đối với EU và phía EU cũng đã có câu trả lời.
Mỹ yêu cầu được truy cập miễn thuế đối với hàng hóa công nghiệp và muốn EU loại bỏ toàn bộ các hàng rào thuế quan, cũng như phi thuế quan. Nước này cũng đưa ra “yêu sách” đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp được thâm nhập toàn diện vào EU.
Phản ứng lại, EU thông báo sẵn sàng thảo luận về việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng công nghiệp của Mỹ, bao gồm cả các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, nhưng nông nghiệp sẽ bị loại trừ khỏi các chương trình nghị sự hai bên.
Tổng thống Trump muốn áp đặt thuế quan trị giá 40 tỷ USD đối với ô tô của EU với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Bằng cách này ông Trump đã đưa được EU đến bàn đàm phán. Tuy nhiên, việc làm này rất có thể sẽ làm nản lòng ngành nông nghiệp nội địa, vốn đang chịu nhiều tổn thương do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
EU biết rằng bất kỳ sự đầu hàng nào liên quan tới các biện pháp bảo vệ người nông dân cũng sẽ gây ra các phản ứng tiêu cực và EU rõ ràng không thể mạo hiểm “nhen nhóm” lên nguy cơ thịnh nộ to lớn của hầu khắp các trang trại tại khu vực.
Mỹ đang chịu mức thuế 25% đối với dòng xe tải hạng nhẹ xuất khẩu vào EU. Trong đó có xe bán tải, mặt hàng đem lại lợi nhuận cốt lõi cho ngành công nghiệp xe ô tô nước này, chiếm gần 20% số lượng xe chở khách được bán ra thị trường.
EU đã đề nghị giữ nguyên mức thuế quan này nếu Mỹ làm điều tương tự với hàng hóa nông nghiệp của khối, và cho biết sẽ giảm 10% thuế đối với các mặt hàng ô tô khác nhập khẩu từ Mỹ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ vẫn khăng khăng yêu cầu đưa nông nghiệp vào các chương trình nghị sự, thì khả năng một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và EU sẽ sớm trở thành hiện thực.
EU khẳng định sẽ không nhân nhượng Mỹ nếu ông Trump áp thuế cao hơn đối với ô tô nhập khẩu từ EU và sẽ đáp trả với một chính sách thuế quan khác đối với 300 tỷ USD sản phẩm của Mỹ. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ giống với cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả là một cuộc chiến thuế quan “ăn miếng, trả miếng” sẽ gia tăng và lan rộng.
Đáng tiếc ngành công nghiệp ô tô của Mỹ - vốn đã bị tổn thương từ khi Tổng thống Trump áp thuế nhập khẩu thép và nhôm và gây thiệt hại hàng tỷ USD cho các công ty sản xuất ô tô lớn - đã phản đối tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu.
Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp đang ngày càng trở thành một mạng lưới toàn cầu, với việc các nhà sản xuất của Mỹ nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh kiện thông qua mạng lưới nhà máy và chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Chính quyền Mỹ đã thiếu hiểu biết về mức độ toàn cầu hóa của rất nhiều ngành công nghiệp truyền thống và sự phụ thuộc vào nước sản xuất thứ ba đối với các mặt hàng linh kiện cũng như sản phẩm cuối cùng.
Trong khi đó, quá trình tự làm hại bản thân, đồng thời gây hại cho nền kinh tế toàn cầu, không nên bị đánh giá thấp.
Trong vòng ba tháng tới, Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ trình lên chính phủ những phát hiện cho thấy việc nhập khẩu ô tô và phụ tùng cơ giới có thể gây ra các mối đe dọa tới nền an ninh quốc gia với triển vọng về một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và EU rất sớm, có thể xảy ra.
Trong lúc hàng loạt các cuộc đàm phán khó nhọc khác với Nhật Bản cũng sẽ sớm được Mỹ lên kế hoạch vào cuối năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi INF: Trung Quốc phản đối, Nga ngừng tuân thủ Hiệp ước
19:39' - 02/02/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, nước này phản đối Mỹ rút khỏi INF, đồng thời kêu gọi Moskva và Washington đàm phán để giải quyết những khác biệt.
-
Kinh tế Thế giới
EU kẹt giữa "hai làn hỏa lực" khi Mỹ rút khỏi INF
18:13' - 02/02/2019
Dù không phải là bên tham gia ký kết INF, nhưng EU liên quan trực tiếp và có lợi ích sát sườn trong nhiều thập kỷ qua đối với thỏa thuận giữa Nga và Mỹ này.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ nội dung Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
15:24' - 02/02/2019
Trong Thông điệp liên bang lần thứ hai của mình đọc ngày 5/2 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gửi đi thông điệp lạc quan, đoàn kết và tìm cách cải thiện bầu không khí xung đột căng thẳng hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu khởi sắc
12:46' - 02/02/2019
Theo số liệu công bố ngày 1/2 của Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Mỹ đã cải thiện trong tháng 1/2019, nhờ sản lượng và số đơn hàng mới tăng nhanh.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ diễn ra vào giữa tháng 2
10:36' - 01/02/2019
Phái đoàn thương mại Mỹ sẽ tới Trung Quốc vào giữa tháng 2 này để tiến hành vòng đàm phán mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.