Dự báo tăng trưởng: Hạn chế “sai một ly, đi một dặm”
Sau khi các chỉ số tăng trưởng kinh tế của quý I/2023 được công bố, với chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Tp. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước chỉ đạt 0,7%, mức thấp nhất trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp 56/63 địa phương.
Con số này nằm ngoài tầm dự liệu của chính các chuyên gia và cả chính quyền thành phố.
Câu hỏi lớn nhất đặt ra là năng lực dự báo và các biện pháp hành động của chính quyền thành phố đang có vấn đề, hay việc dự báo đã sát với tình hình thực tiễn?.
Phát biểu tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 của UBND Tp.Hồ Chí Minh vừa qua, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh bày tỏ lo lắng, trong 3 năm gần đây tình hình diễn biến theo đúng tinh thần dự báo của các chuyên gia, đó là biến động, bất định, phức tạp và có những cái mơ hồ. Tp. Hồ Chí Minh có mức độ hội nhập sâu rộng, do đó các hoạt động ít nhiều đều bị ảnh hưởng từ tình hình thế giới và trong nước. Dù đã lường trước khó khăn và đề ra chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn, nhưng không ngờ kết quả lại xuống sâu, thấp hơn dự đoán nhiều như vậy.Từ nỗi lo trên, ông Nguyễn Văn Nên cũng đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân do tác động từ bên ngoài là đương nhiên, nhưng "sức khỏe" kinh tế của thành phố rõ ràng vẫn còn có vấn đề. Với cơn bệnh này liệu "phác đồ điều trị" đã đúng chưa?Câu hỏi này của người đứng đầu Đảng bộ Tp.Hồ Chí Minh đã đánh trúng vấn đề và cũng là băn khoăn chung của tất cả những ai quan tâm đến đầu tàu kinh tế của cả nước hiện nay.Khi đề cập đến kết quả tăng trưởng kinh tế của Tp.Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng “không nằm ngoài dự báo nhưng bất ngờ với kết quả quá thấp đến như vậy”.
Những chỉ số về tăng trưởng cũng như những lĩnh vực được xem là trụ cột, động lực phát triển của thành phố đều nằm ở “mức báo động đỏ” như chỉ số công nghiệp giảm 0,9%, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 4%, tín dụng tăng tưởng chưa tới 1%, thương mại dịch vụ tăng 2,07%, bất động sản...Có lẽ quá thấp so với kỳ vọng của chính quyền thành phố. Nhìn rộng hơn với quy mô cả nước, rõ ràng nhiều chỉ số, mục tiêu trong quý I/2023 cũng đạt ở mức thấp.
Trong Báo cáo tăng trưởng quý I/2023 của Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng UOB cho rằng, tăng trưởng GDP trong quý I/2023 chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ, giảm sâu từ mức 5,92% trong quý IV/2022.Với khởi đầu thấp trong quý I/2023, Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và các Thị trường toàn cầu của Ngân hàng UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam xuống mức 6% so với dự báo trước đó là 6,6%.
Các chỉ số tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung đều không sát với các dự báo, kịch bản trước đó. Nó cũng xuất phát từ thực tế lâu nay, những vấn đề liên quan đến công tác dự báo vẫn còn mang tính chất chung chung, nghe rất quen thuộc, điển hình như “dự báo sẽ còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát còn cao, rủi ro nợ xấu gia tăng; nhiều ngành công nghiệp giảm hoặc tăng trưởng thấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn”.
Vì đâu nên nỗi, khi mà Tp. Hồ Chí Minh cũng như cả nước, luôn có những cơ quan nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình phát triển kinh tế, thậm chí từ cơ quan cao nhất là Chính phủ, đến các địa phương, điển hình là Tp. Hồ Chí Minh có cả những tổ chuyên gia, nhóm tư vấn với rất nhiều chuyên gia hàng đầu để có những nghiên cứu, đưa ra các dự báo cập nhật thường xuyên cho công tác điều hành, chỉ đạo, thậm chí có những quyết sách quan trọng trên cơ sở đó.Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, lâu nay, giới chuyên gia, nhà khoa học cả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về tình hình kinh tế của nước ta, một trong những khó khăn lớn nhất là dữ liệu đầu vào có mức độ xác thực, tin cậy không cao. Từ đó, chắc chắn những tính toán, dự báo không thể có độ chính xác cao.
Từ những yêu cầu của thực tiễn, bối cảnh hiện nay, thiết nghĩ cần có những dự báo sát với thực tế hơn, một cách khách quan, được đưa ra từ những luận cứ, con số đầu vào thực chất nhất, từ đó mới có những giải pháp phù hợp, đồng bộ để đưa nền kinh tế nước ta nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng đến phát triển bền vững hơn.
Hay nói cách khác, nền kinh tế cần những con số thực, bắt đúng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp chứ không chỉ cần những “báo cáo đẹp, tô đậm những con số tích cực”.Những khó khăn, thách thức của nền kinh tế nước ta nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều phía trước, chính vì vậy càng đòi hỏi năng lực dự báo của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước phải được nâng cao hơn nữa, điều đó cũng có nghĩa phải hướng đến sự minh bạch, rõ ràng, linh hoạt hơn trong hoạt động thông tin, điều hành nền kinh tế. Khi dự báo đúng, sát với thực tiễn, mới đảm bảo có các giải pháp điều hành, hỗ trợ, giải quyết một cách hiệu quả, thực chất nhất cho doanh nghiệp, người dân.Cùng với đó là nâng cao trách nhiệm thừa hành, thống nhất hành động của cả hệ thống chính trị, tránh tình trạng “tiền hô, hậu lơ mơ, đùn đẩy” như một số nơi hiện nay. Chí ít đó là điều cần thiết đối với đầu tàu kinh tế Tp. Hồ Chí Minh hiện nay./.
- Từ khóa :
- kinh tế tphcm
- tp hồ chí minh
- gdp tp hồ chí minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị hỗ trợ 2.900 tỷ đồng cho dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài
09:11' - 06/04/2023
Mới đây, UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị bổ sung ngân sách trung ương khoảng 2.900 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh).
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh: Kiến nghị đấu thầu thuốc tập trung cho tuyến y tế cơ sở
16:15' - 04/04/2023
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho phép bổ sung các thuốc dùng tại trạm y tế vào danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương.
-
Doanh nghiệp
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Tp. Hồ Chí Minh
13:02' - 04/04/2023
Quý I/2023, đơn hàng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiếp tục sụt giảm sâu khiến hầu hết doanh nghiệp rơi vào khó khăn bởi không đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh tăng chưa bền vững
12:38' - 04/04/2023
Ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đang tiếp tục triển khai bình ổn thị trường hàng hóa, nhằm hạn chế việc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, nhất là đối với nhóm mặt hàng thiết yếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa
20:48'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
20:47'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần phải đặt môi trường vào vị trí trung tâm để phát triển bền vững
16:22'
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
VinaCapital: Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025
14:35'
Sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, nhưng dự kiến sẽ chậm lại trong năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”
13:52'
Tất cả bộ, địa phương phải tinh gọn tổ chức bên trong của mình để giảm tối thiểu 15% – 20% đầu mối. Cá biệt, có những đơn vị Chính phủ yêu cầu phải tinh gọn đến 40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
13:24'
Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
09:05'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vị thế mới của nông lâm thủy sản Việt trên bản đồ thế giới
08:48'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD; giá trị xuất siêu cũng đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53% đã đánh dấu mốc phát triển mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương công bố quyết định công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại III
22:38' - 20/12/2024
Tối 20/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại 3 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.