Dự báo thiệt hại nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài
Ngày 10/5, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ chính thức thực thi kế hoạch nâng mức thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%.
Việc nâng mức thuế lần này đã khiến xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế thế giới tiếp tục leo thang thang và có nguy cơ nâng lên thành một cuộc chiến tranh thương mại.
Đánh giá về quyết định nâng mức thuế của Mỹ, hầu hết các nhà phân tích đều nhận định rằng Bắc Kinh sẽ thiệt hại nhiều hơn Washington nếu xung đột thương mại hai bên kéo dài.
Theo chuyên gia phân tích Nick Marro thuộc tạp chí Economist, cơ hội để hai bên đạt được thỏa thuận đã giảm đáng kể, và nguy cơ các cuộc đàm phán đổ vỡ đang tăng lên.
Ông cho rằng việc tăng thuế của Mỹ đã hủy hoại những "thiện chí" và "thời cơ tích cực" tích lũy được trong các cuộc gặp trước đây giữa hai cường quốc.
Nhiều nhà phân tích cũng nói rằng kịch bản tốt nhất đối với cả hai bên là tiếp tục đàm phán, song việc nâng thuế lần này của Mỹ nhiều khả năng sẽ khiến hai cường quốc kinh tế này có thể không bao giờ đạt được thỏa thuận.
Ông Stefan Legge, giảng viên và nhà nghiên cứu kinh tế tại Đại học St. Gallen ở Thụy Sỹ, dự báo rằng xung đột thương mại sẽ kéo dài chừng nào cả hai nền kinh tế còn có thể chịu được.
Tuy nhiên, cả hai chuyên gia này đều chia sẻ quan điểm chung rằng Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn Mỹ nếu căng thẳng thương mại này kéo dài.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc có thể giảm khoảng 1,6% trong năm nay nếu các mức thuế trừng phạt của Mỹ tiếp tục đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ đang có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, thị trường lao động vững mạnh và Phố Wall ít lo sợ hơn.
Những yếu tố này đã giúp cho chính quyền Tổng thống Donald Trump có lập trường mạnh bạo hơn với Trung Quốc.
Đồng quan điểm trên, ông Robert E Scott - nhà kinh tế tại Viện Chính sách kinh tế (EPI) - nói với kênh Al Jazeera rằng: "Mỹ nhập khẩu khoảng 540 tỷ USD hàng Trung Quốc vào năm ngoái, và xuất sang Trung Quốc 120 tỷ USD. Cả hai con số đó đều không đáng là bao so với quy mô kinh tế Mỹ, vốn đã đạt được 21.100 tỷ USD trong quý đầu tiên. Tỷ lệ này của Trung Quốc lớn hơn nhiều bởi tổng số 540 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2018 tương đương với 4% quy mô nền kinh tế 13.400 tỷ USD của họ. Nói cách khác, Trung Quốc bị tổn hại nhiều hơn 7 lần so với Mỹ khi hoạt động thương mại bị gián đoạn do cuộc chiến này".
Do sức mạnh của đồng bạc xanh (USD), sự suy yếu của đồng nội tệ Trung Quốc - đồng nhân dân tệ (NDT) - và các nhà nhập khẩu Trung Quốc phải hấp thụ chi phí bổ sung, ông Scott tin tưởng rằng tác động của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Mỹ là "nhỏ và có thể xoay xở được"./.
Tin liên quan
-
Giá vàng
Vàng xuống giá do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và đồng NDT
17:16' - 13/05/2019
Trong phiên giao dịch ngày 13/5 tại châu Á, giá vàng giao ngay giảm 0,3%, xuống 1.282,78 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,2%, xuống 1.283,4 USD/ounce.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ -Trung: Rủi ro mới khi không có tiếng nói chung
14:46' - 13/05/2019
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc đã khép lại mà không tìm được tiếng nói chung sẽ có thể đẩy cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào vòng xoáy rủi ro mới.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bế tắc khi hai phía đều cứng rắn
11:33' - 13/05/2019
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong tình trạng bế tắc, khi Washington yêu cầu những cam kết thay đổi cụ thể trong luật pháp Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này