Dự báo triển vọng toàn cầu qua “lăng kính” thị trường trái phiếu
Theo bài viết “Thị trường trái phiếu đang báo hiệu điều gì về triển vọng toàn cầu” đăng tải trên trang The Edge Malaysia, khi trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 1993, ông Bill Clinton được Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin cảnh báo rằng thị trường trái phiếu Mỹ sẽ ngăn chặn chi tiêu tài chính tự do. Theo cố vấn của Tổng thống Bill Clinton lúc đó, James Carville, điều này cho thấy vai trò quan trọng của thị trường trái phiếu.
Tâm lý tích cực đối với cổ phiếu phần nào phản ánh mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của Mỹ là 4,9% trong quý III/2023, vượt xa lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp 3,8%. Tuy nhiên, lạm phát ở Mỹ trung bình khoảng 3,5% trong giai đoạn này có nghĩa là lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ lạm phát) đã tăng trên 1% mỗi năm và bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế thực, thông qua hiệu ứng chi phí và bảng cân đối kế toán.Khi chi tiêu thâm hụt của Mỹ lên tới 2.000 tỷ USD hay 7,5% GDP trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2023, gấp đôi so với mức của cùng kỳ năm 2022, thị trường trái phiếu lại hoạt động như “người cảnh báo tài chính”, yêu cầu lợi suất cao hơn để “trừng phạt” tình trạng lỏng lẻo về tài chính.Thị trường trái phiếu Mỹ là sự kết hợp của các yếu tố đại diện cho nhu cầu vốn của Kho bạc Mỹ và nguồn cung vốn của thị trường, được tăng cường bởi việc Fed đang nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ vừa hoàn tất cuộc đấu giá lượng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm mới nhất vào tuần trước. Cơ quan này thông báo rằng họ có thể sẽ vay thêm 776 tỷ USD trong quý IV/2023, tiếp theo là 816 tỷ USD trong quý I/2024.Chi phí lãi vay trung bình mà Chính phủ Mỹ phải gánh chịu chỉ khoảng 3% mỗi năm, do nợ dài hạn tăng lên trong thời kỳ lãi suất gần bằng 0. Trong hầu hết thời kỳ nới lỏng định lượng (QE), chi phí trả lãi của Chính phủ Mỹ là từ 2- 3%, so với chi phí gần 5% trong thời kỳ trước QE.Sự khác biệt lần này nằm ở quy mô. Nợ của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi so với mức 14.100 tỷ USD vào cuối năm 2008. Do đó mỗi điểm phần trăm tăng lên của lãi suất cuối cùng sẽ làm tăng chi phí lãi vay thêm hơn 330 tỷ USD mỗi năm, khoảng 1,3% GDP. Đáng chú ý là khoản nợ vẫn ngày càng tăng.Nhật Bản cũng đang gặp vấn đề nợ trong nước tương tự, nhưng không phải những lo ngại liên quan tới nợ quốc tế, vì nước này là nhà cho vay ròng trên toàn cầu. Nhật Bản có tỷ lệ nợ trên GDP là 264% sau nhiều thập kỷ duy trì lãi suất bằng 0 và thâm hụt tài chính trên 6% GDP. Tuy nhiên, lãi suất thấp cũng thúc đẩy người Nhật đem tiết kiệm gửi ra nước ngoài, đặc biệt là đổ vào trái phiếu Kho bạc Mỹ. Điều gì sẽ xảy ra nếu dòng chảy vốn này đảo ngược?Lạm phát toàn cầu đã đặt ra cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) câu hỏi hóc búa vì giá cả trong nước cũng tăng. Các nhà đầu tư Nhật Bản, đang chịu ảnh hưởng của lãi suất thực âm, phải đối mặt với tình trạng giảm phát giá tài sản. BoJ cảnh giác với việc làm đảo lộn thị trường toàn cầu thông qua những thay đổi chính sách nhanh chóng.Cơ quan này đã phản ứng bằng cách kiên định giữ nguyên hiện trạng, nới lỏng trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cho phép chúng tăng giảm linh hoạt. Sự thận trọng này cũng phản ánh mối lo ngại về gánh nặng tài chính, vì Bộ Tài chính Nhật Bản đã ước tính lãi suất tăng 1% sẽ khiến chính phủ phải trả thêm 3.700 tỷ yen vào ba năm sau đó (khoảng 0,6% GDP).Có ba cách để giảm gánh nặng nợ không bền vững. Đầu tiên là bằng việc yêu cầu thắt lưng buộc bụng về tài chính hoặc cắt giảm chi tiêu. Thứ hai là cho phép nợ tăng cao bằng cách để lạm phát tăng nhanh hơn lãi suất trong nước nhưng cách tiếp cận này thường không được chấp nhận về mặt chính trị. Cách cuối cùng là đạt được mức tăng năng suất và sử dụng sự gia tăng của cải để trả nợ.Mặc dù, cách này là một giải pháp lý tưởng nhưng rất ít chính phủ đạt được lựa chọn này, vì thường đòi hỏi phải thực hiện những cải cách cơ cấu sâu sắc trước khi đạt được tăng năng suất. Cơn ác mộng là các quốc gia và chính phủ bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn với lãi suất cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, thúc đẩy mức thâm hụt tài chính và nợ cao hơn.Do đó, lợi suất trái phiếu cao hơn sẽ “điều chỉnh” các hoạt động tài chính không bền vững. Nhà giao dịch trái phiếu nổi tiếng Bill Gross đã dự đoán một cuộc suy thoái sẽ diễn ra trong quý IV/2023. Ông nói những rắc rối của các ngân hàng địa phương và số lượng nợ vay mua ô tô quá hạn tăng vọt là những dấu hiệu để nhận biết điều đó.Đến nay, thị trường vẫn tiếp tục hy vọng vào một cuộc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ nhưng hộp công cụ của Fed dường như không đủ để đảm bảo điều đó. Chuyên gia Ned Davis Research đã đưa ra một biểu đồ phân tích, cho thấy những điểm tương đồng đáng chú ý giữa quỹ đạo lạm phát hiện tại và thời kỳ lạm phát đình trệ những năm 1970.Trong khi đó, hơn 50 quốc gia dự kiến tổ chức bầu cử vào năm 2024, bao gồm cả những nơi vốn nhạy cảm về địa chính trị, càng làm tăng thêm sự bất ổn chung của thị trường.Rủi ro cao hơn đang được phản ánh qua lợi suất trái phiếu cao hơn. Nhưng cần lưu ý rằng sau đó tạo ra gánh nặng nợ sẽ lớn hơn trên toàn thế giới. CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo: “Đây có thể là thời điểm đáng quan ngại nhất mà thế giới từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ”./.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30'
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
EU và tham vọng tự chủ nguồn cung lithium
05:30'
Khánh thành vào tháng 11/2024, nhà máy Hochst mang sứ mệnh tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lithium chloride thành lithium hydroxide – thành phần thiết yếu cho pin xe điện mật độ cao, dung lượng lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.