Dự báo xuất nhập khẩu năm 2021 sẽ lập kỷ lục mới
Đây là những nỗ lực của doanh nghiệp sau quá trình vượt qua những khó khăn từ tác động của dịch COVID-19 để duy trì và phục hồi sản xuất. Đặc biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt mục tiêu sớm hơn dự kiến.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp trong các ngành có thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng như trước khi có dịch. Ngoài ra, những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu từ 15 - 25% trong năm nay. Theo nhận định từ Bộ Công Thương, sau 3 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hơn 1 năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- EU (EVFTA), tác động từ những hiệp định này đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa rất rõ, nhất là với thị trường mà Việt Nam chưa từng ký FTA. Đơn cử như nhờ CPTPP, xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Mexico và Peru đều có mức tăng trưởng từ 25 - 30%/năm. Riêng với thị trường EU, Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng Hiệp định EVFTA đang mở rộng những cơ chế ưu đãi mang tính chất bền vững, bởi GSP là cơ chế mang tính đơn phương và sẽ bị rút lại theo thời gian, khi nền kinh tế phát triển hơn. Thế nhưng với Hiệp định EVFTA, đây là cam kết song phương và những ưu đãi có giá trị tồn tại lâu dài, cả hai bên cùng thực hiện. Vì vậy về lâu dài, giá trị Hiệp định EVFTA mang lại rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA thông qua việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR1 lên đến xấp xỉ 20%, là tỷ lệ rất đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang EU hiện nay có thuế suất thấp nhờ vẫn đang được hưởng GSP nên một số trường hợp, doanh nghiệp không cần xin mẫu C/O EUR1. Hơn nữa, các lô hàng xuất khẩu sang EU trị giá dưới 6.000 Euro, doanh nghiệp được phép tự chứng nhận xuất xứ. Đây cũng là thuận lợi lớn giúp các doanh nghiệp không phải mất thời gian và thủ tục để xin cấp C/O mà vẫn được ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay, trước tiên, là vấn đề lao động. Đặc biệt, tại khu vực phía Nam, việc kêu gọi lao động trở lại làm việc gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp chưa thể phục hồi 100% công suất. Bên cạnh đó, do tác động của dịch COVID-19 nên thị trường nguyên liệu của thế giới và dịch vụ logistics đều đang gia tăng chi phí. Những yếu tố này sẽ đẩy áp lực về chi phí cho doanh nghiệp. Một vấn đề nữa, Việt Nam đã đưa ra quan điểm thích ứng để sống chung, an toàn cùng dịch bệnh. Nhưng, dịch COVID-19 chưa hết hẳn nên các địa phương vẫn phải áp dụng những biện pháp chống dịch. Nếu như các địa phương không tuân thủ triệt để Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” cũng như có biện pháp chống dịch vượt quá phạm vi, quá mức độ cần thiết sẽ gây tâm lý ảnh hưởng cho doanh nghiệp cũng như niềm tin của nhà đầu tư. Bộ Công Thương hy vọng, với Nghị quyết 128/NQ-CP và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các biện pháp chống dịch của địa phương có thể vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người dân, vừa không gây tác động quá lớn hoạt động sản xuất là những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm nhất để duy trì sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới./.>>>Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống từ xuất khẩu trực tuyến
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ thấp nhất ba tháng
18:28' - 20/11/2021
Giá xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào ngày 18/11, do nhu cầu từ các khách hàng ở châu Phi giảm.
-
Hàng hoá
Nhiều nông sản chưa được doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc
14:40' - 20/11/2021
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam thông báo về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lào Cai phát hiện lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:03' - 24/05/2025
Các đơn vị chức năng vừa phát hiện và bắt giữ một lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Thị trường
Liên kết vùng để thúc đẩy thương mại điện tử vùng trung du và miền núi phía Bắc
11:56' - 24/05/2025
Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc” năm 2025.
-
Thị trường
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ 15 nghìn tấn vải thiều sớm
11:43' - 23/05/2025
Vải thiều chín sớm Tân Yên, một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên. Năm nay, diện tích vải thiều Tân Yên là 1.375 ha, sản lượng ước đạt 15.500 tấn.
-
Thị trường
Giá vàng miếng trưa 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng
11:29' - 23/05/2025
Giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống khi đồng USD mạnh lên, giá vàng trong nước trưa ngày 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng.
-
Thị trường
Liên kết xuất khẩu, đưa trái nhãn vượt đại dương
11:02' - 23/05/2025
Thành phố Cần Thơ hiện có trên 26.000 ha trồng cây ăn trái; trong đó, hơn 10% là diện tích nhãn (chủ yếu là nhãn ido, thanh nhãn).
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32' - 22/05/2025
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50' - 22/05/2025
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.