Dự kiến cần 610.000 tỷ đồng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập
Theo đó, nguồn vốn dự kiến thực hiện tối thiểu 610.000 tỷ đồng đến năm 2030; trong đó, ngân sách trung ương 310.000 tỷ đồng, địa phương 250.000 tỷ đồng; huy động xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác 50.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa Việt Nam thành nước phát triển vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, có nhiều vấn đề cần giải quyết, việc đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là chìa khóa then chốt. Dự thảo Đề án đưa ra mục tiêu bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; giảm phụ thuộc vào các nguồn nước liên quốc gia.Ứng phó hiệu quả với các loại hình thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe, đời sống, sản xuất của người dân.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước quan trọng; chủ động ứng phó khi có sự cố, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; chủ động tích, trữ, điều hòa nguồn nước. Cụ thể, đến năm 2030, đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn, hệ thống chuyển nước liên vùng; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ. Khi đó, 100% dân cư thành thị, 65% dân số nông thôn, 100% các đảo có đông dân cư được cấp nước sạch đạt quy chuẩn; 30% diện tích cây trồng được thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước.Có 50% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng được xử lý. Bên cạnh đó, 100% các đô thị không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa.
Đến năm 2045, dự thảo đề án đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành xây dựng các công trình lớn điều tiết mặn, ngọt, dâng nước, trữ nước trên các hệ thống sông, hoàn thành xây dựng các hồ chứa nước lớn.Hình thành mạng lưới liên kết, chuyển nước vùng, quốc gia. 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; 70% diện tích cây trồng được thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước...
Cơ bản 100% các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt được xử lý, phục hồi; 100% các cơ sở khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi cả nước được kiểm soát, áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước. Đồng thời, nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả trong khu vực. Để đạt các mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương sẽ rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến nước theo hướng quản lý nhu cầu, kinh tế hóa, xã hội hóa, chuyển đổi số…; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng ngành nước. Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình khó huy động nguồn lực xã hội, xây dựng công trình lớn, quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Vốn đầu tư công mang tính dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút lan tỏa vốn xã hội, hỗ trợ cho các dự án kém hấp dẫn nhưng có hiệu quả cho các vùng khó khăn nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư công trình trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước, công trình đảm bảo an sinh xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ nước; tăng nguồn thu từ sản phẩm, dịch vụ về nước, dịch vụ môi trường rừng; coi nước là hàng hóa, đảm bảo tính đúng tính đủ giá trị của nước. Để chủ động cấp, tưới, tiêu, thoát nước, dự thảo đề án đưa ra giải pháp phi công trình là tổ chức lại các ngành sản xuất, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp bảo đảm phù hợp với điều kiện nguồn nước ở từng vùng, địa phương. Củng cố, kiện toàn các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi để quản lý, khai thác tối đa hiệu quả, đồng thời bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi... Giải pháp công trình được đưa ra là xây dựng các hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, công trình kiểm soát mặn-ngọt tại vùng cửa sông lớn, công trình chuyển nước, kết nối, liên kết nguồn nước, khép kín hệ thống thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước. Từ đó, hình thành mạng lưới nguồn nước quốc gia, chủ động điều tiết, phân bổ nước cho vùng kinh tế trọng điểm, ven biển miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Cùng với đó là bảo đảm chất lượng môi trường nước. Về an toàn đập, hồ chứa nước, giải pháp phi công trình là rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành của đập, hồ chứa nước tăng năng lực trữ nước, ứng phó với mưa lũ cực đoan, vận hành theo thời gian thực và hướng tới phục vụ đa mục tiêu. Nâng cao hiệu quả sử dụng dung tích hồ chứa, điều tiết cắt, giảm lũ và cấp nước cho hạ du trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Đồng thời, kiện toàn, củng cố tổ chức, phân cấp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trang thiết bị, ứng dụng khoa học, công nghệ, hiện đại hóa trong quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước. Giải pháp công trình là tập trung hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và thiếu khả năng chống lũ vào năm 2025, đặc biệt đối với đập, hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn cao, lưu vực tập trung dòng chảy lũ về hồ nhanh; bảo đảm kinh phí bảo trì theo quy định. Đồng thời, xây dựng mới các hồ chứa nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn… Về xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá an ninh nguồn nước, theo đó sẽ tăng cường giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước. Theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nước liên quốc gia.Xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến; vận hành, cập nhật hệ thống thường xuyên, định kỳ đánh giá mức độ đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia. Kết nối hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh nguồn nước quốc gia.
Về hợp tác quốc tế, Việt Nam sẽ chủ động tham gia, mở rộng hợp tác quốc tế có hiệu quả về an ninh nguồn nước, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, thiết lập các cơ chế chia sẻ nguồn nước, giải quyết tranh chấp, xung đột nguồn nước xuyên biên giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt đề án, đồng thời giao Chính phủ xây dựng chương trình đầu tư công để thực hiện đề án. Tổng nhu cầu nước hàng năm hiện nay khoảng 101 tỷ m3, dự báo đến năm 2030 cần khoảng 111 tỷ m3, năm 2045 khoảng 130 tỷ m3; trong đó, nông nghiệp khoảng 83-85%, sinh hoạt từ 2-3%, công nghiệp từ 5-6%, môi trường từ 8-9%.Nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nước nhiều nhất trong tương lai nhưng nhu cầu sử dụng nước tăng ít hơn so với công nghiệp (tăng 160%) và đô thị (tăng 85%).
Hiện cả nước có 7.808 đập, hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 70,5 tỷ m3, trong đó 6.750 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3; 466 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ 56 tỷ m3./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đề xuất giảm tiền nước sinh hoạt 4 tháng cuối năm
18:47' - 14/08/2021
UBND TP Hà Nội cho biết vừa trình HĐND xem xét ban hành quy định về việc hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân và một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
-
Đời sống
Vùng nông thôn Bình Định thiếu nước sinh hoạt mùa nắng nóng
08:33' - 29/06/2021
Vừa bước vào mùa nắng nóng, một số vùng nông thôn Bình Định đã thiếu nước sinh hoạt.
-
Kinh tế & Xã hội
Sự cố rò rỉ hồ nước thải tại Mỹ khiến hàng trăm cư dân phải sơ tán
11:24' - 05/04/2021
Chính quyền bang Florida, miền Trung nước Mỹ, thông báo áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp tại hạt Manatee cùng 2 hạt lân cận sau vụ nước thải rò rỉ từ hồ chứa Piney Point tại hạt Manatee.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ tìm cách khắc phục sự cố rò rì hồ nước thải
07:44' - 05/04/2021
Thống đốc bang Florida (Mỹ) ngày 4/4 đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại các khu vực quanh hồ chứa nước thải bị rò rỉ tại hạt Manatee.
-
Bất động sản
Cấp nước sinh hoạt đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,32 triệu m3/ngày
10:57' - 03/01/2021
Hiện tổng công suất các nhà máy nước sinh hoạt đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 1,32 triệu m3/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.