Du lịch nước ngoài chữa bệnh "lên ngôi" ở Bỉ
Ngày càng nhiều người Bỉ chọn hình thức du lịch chữa bệnh ở nước ngoài. Lý do đầu tiên chính là chi phí thấp hơn nhiều so với ở Bỉ. Nha khoa, thẩm mỹ, chăm sóc mắt… là những lĩnh vực khiến người Bỉ chọn thực hiện ở nước ngoài thay vì nhờ đến các bác sĩ trong nước.
Thái Lan: đây là đất nước mà ông Jacques, 76 tuổi, chọn để can thiệp mắt và răng. Trên cơ sở thông tin từ bạn bè, ông đã chọn quốc gia này để đến điều trị mặc dù chi phí khám chữa bệnh không dược bảo hiểm ở Bỉ chi trả.Nhưng không sao, bởi mức phí ở đó thấp hơn nhiều so với khoản tiền mà ông phải bỏ ra nếu điều trị ở Bỉ. Vả lại, đến Thái Lan, ông có cơ hội được đi du lịch ở một quốc gia cách xa Bỉ tới hơn 10.000 km.
Để cấy tóc, theo lời khuyên từ một người quen, Pierre đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ. "Đất nước này rất nổi tiếng về chất lượng của những ca cấy ghép này. Ước tính rẻ hơn 7.000 euro (7.929 USD) so với Bỉ", người đàn ông 36 tuổi, hiện đang là giáo viên ở Bỉ cho biết. Đối với ông Michel, 72 tuổi, ngoài chỗ ở không đáp ứng được mong đợi của ông, trải nghiệm y tế ở Hungary cũng rất "tốt và chuyên nghiệp". Ông quyết định đến quốc gia Đông Âu này để thực hiện dịch vụ về răng miệng. Ông cho biết, dịch vụ tốt mà giá lại rẻ hơn 5 lần so với ở Bỉ.
Điều khiến Philippe, 59 tuổi, quyết định bay đến Tirana ở Albania để cấy ghép răng là câu chuyện từ một người bạn rất yên tâm và hoàn toàn hài lòng với phương pháp điều trị được cung cấp tại phòng khám ở Albania.
Cuốn hút bởi tỷ lệ giữa chất lượng và giá cả, Philippe tâm sự: "Trong chừng mực chất lượng chăm sóc hoàn hảo được đảm bảo, giá cả trở thành một lý do của sự lựa chọn và người ta không nên ngần ngại thương lượng. Giá như vậy có thể thấp hơn từ 30 đến 50% so với giá ở Bỉ". Hiện vẫn đang trong quá trình điều trị, nhưng Philippe cho biết ông vẫn hài lòng với các dịch vụ, ngay cả khi ông nhận ra rằng khoảng cách địa lý sẽ không phù hợp với những trường hợp chăm sóc bổ sung hoặc khẩn cấp. Và ông đã trải nghiệm điều đó. Một biến chứng phát sinh vài tuần sau cuộc phẫu thuật buộc ông phải gấp gáp quay lại Albania. Từ việc đặt vé máy bay, ăn ở, chi phí can thiệp nha khoa tại chỗ: mọi thứ đều được phòng khám Tirana, nơi thực hiện các thủ thuật cho ông, lo hết. Tuy nhiên, không phải bất cứ cơ sở y tế nào cũng làm như vậy. Một bất tiện khác, đơn thuốc kê từ Albania không được công nhận ở Bỉ. Tuy nhiên, ông Philippe cho biết có thể yêu cầu bác sĩ Bỉ kê đơn để được bảo hiểm hoàn lại tiền. *Một lĩnh vực bùng nổThất bại trong phẫu thuật thẩm mỹ, biến chứng trong chăm sóc răng miệng… tất cả đều là những rủi ro trong lĩnh vực du lịch y tế rộng lớn này. Các bác sĩ ở Bỉ không bao giờ muốn "bị đổ vỏ" từ các đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp nước ngoài. Điều này là hiển nhiên vì các bác sĩ cũng muốn bảo vệ việc thực hiện chuyên môn của họ ở Bỉ một cách hợp pháp.
Dù được gọi là "du lịch bệnh viện" hay "du lịch sức khỏe", hiện tượng này không phải mới có từ ngày hôm qua. Giống như thủy liệu pháp, một trong những phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh thờ cổ xưa thì hiện nay, thuỷ trị liệu như “quay ngược thời gian” để một lần nữa làm mới mình và xứng đáng với danh xưng “thuỷ trị liệu – phương pháp điều trị sức khoẻ tốt nhất hiện nay".Phương pháp điều trị này đang phát triển khá mạnh với mức độ thành công khác nhau trong vài thập kỷ. Du lịch chữa bệnh cũng phát triển nhiều đến mức tại các hội chợ du lịch chuyên nghiệp đều dành một không gian riêng cho hình thức du lịch này. Theo một nghiên cứu được Visa Oxford Economics công bố, doanh thu của du lịch chữa bệnh dự kiến tăng trưởng hàng năm là 25% trong 10 năm tới.
Chăm sóc răng miệng, thẩm mỹ, chữa bệnh, phẫu thuật mắt, y học sinh sản, mà còn điều trị ung thư hoặc tim, vô sinh, phục hồi chức năng, khám dự phòng, cấy ghép nội tạng... hầu hết mọi thứ đều có thể thực hiện được. Châu Âu và Mỹ, từ cuối những năm 1990, đã chú trọng vào khái niệm này, ngoài ra còn có Singapore, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ… Tiếp theo là các quốc gia Đông Âu như Romania, Ba Lan, Hungary, Serbia, Cộng hòa Czech, Albania...Các quốc gia này thiên về chăm sóc răng miệng, nói chung là các can thiệp phức tạp và khá nặng (cấy ghép và phục hình), nhưng cũng chăm sóc mắt, cấy tóc và phẫu thuật thẩm mỹ, giống như các quốc gia Maghreb (Tunisia, Morocco) và châu Mỹ Latinh, hoặc Tây Ban Nha và Italy.
Và mọi thứ dường như cho thấy các quốc gia khác, những nước chưa khai thác được cơn gió này, một ngày nào đó sẽ lướt theo làn sóng du lịch mới này, trong chừng mực luật pháp cho phép./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bỉ đồng ý tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
07:38' - 18/12/2021
Phóng viên TTXVN tại Bỉ cho biết Hội đồng Y tế Cấp cao (CSS) của nước này đã đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
-
Kinh tế tổng hợp
Bỉ là nước đầu tiên của châu Âu ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529
21:44' - 26/11/2021
Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế tổng hợp
Bỉ điều tra các bác sĩ bán chứng nhận tiêm phòng COVID-19 giả
11:03' - 24/11/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, giới chức y tế vùng Wallonie (vùng nói tiếng Pháp của Bỉ) cho biết một bác sĩ tại vùng này đã bị cáo buộc bán hơn 2.000 chứng nhận tiêm phòng COVID-19 giả.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.